Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định, cho biết các đối tác Nhật Bản sẵn sàng tiêu thụ hết cá ngừ đại dương nếu đủ tiêu chuẩn.
Ông Lộc cho biết tỉnh vừa tổ chức xúc tiến thương mại vào Bình Định tại Nhật Bản, và các đối tác Nhật Bản muốn hợp tác trong lĩnh vực thủy sản cho biết chất lượng cá ngừ đại dương không phụ thuộc vào hình thức đánh bắt bằng nghề câu giàn hay câu tay kết hợp ánh sáng đèn cao áp (còn gọi câu đèn), mà phụ thuộc vào cách sơ chế và bảo quản sau đánh bắt.
Nếu được sơ chế và bảo quản tốt, cá ngừ đại dương đáp ứng được theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, tổng sản lượng đánh bắt được của ngư dân ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (khoảng gần 20.000 tấn/năm) cũng không đủ số lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản.
Từ khi ngư dân Bình Định áp dụng nghề câu tay kết hợp ánh sáng, sản lượng cá ngừ đại dương của Bình Định tăng đột biến, dẫn đầu trong ba tỉnh. Riêng từ đầu năm đến nay, ngư dân Bình Định đánh bắt được hơn 7.320 tấn.
Bên cạnh đó, ông Lê Hữu Lộc còn cho biết, Nhật Bản đã sẵn sàng nhập khẩu một lượng lớn lao động từ Việt Nam, đặc biệt là Bình Định để làm việc trong lĩnh vực khai thác, chế biến nông-lâm-thủy sản. Tại đây, các lao động sẽ làm việc và được đào tạo về cách khai thác, sơ chế và bảo quản các loại nông thủy sản, trong đó có cá ngừ đại dương.
Ông Lê Hữu Lộc đã giao các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chuẩn bị các phương án triển khai việc phối hợp xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, tập trung vào lao động chế biến, bảo quản cá ngừ đại dương. Từ đó nhanh chóng nâng cao chất lượng, giá trị xuất khẩu loại thủy sản này./.
Ông Lộc cho biết tỉnh vừa tổ chức xúc tiến thương mại vào Bình Định tại Nhật Bản, và các đối tác Nhật Bản muốn hợp tác trong lĩnh vực thủy sản cho biết chất lượng cá ngừ đại dương không phụ thuộc vào hình thức đánh bắt bằng nghề câu giàn hay câu tay kết hợp ánh sáng đèn cao áp (còn gọi câu đèn), mà phụ thuộc vào cách sơ chế và bảo quản sau đánh bắt.
Nếu được sơ chế và bảo quản tốt, cá ngừ đại dương đáp ứng được theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, tổng sản lượng đánh bắt được của ngư dân ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (khoảng gần 20.000 tấn/năm) cũng không đủ số lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản.
Từ khi ngư dân Bình Định áp dụng nghề câu tay kết hợp ánh sáng, sản lượng cá ngừ đại dương của Bình Định tăng đột biến, dẫn đầu trong ba tỉnh. Riêng từ đầu năm đến nay, ngư dân Bình Định đánh bắt được hơn 7.320 tấn.
Bên cạnh đó, ông Lê Hữu Lộc còn cho biết, Nhật Bản đã sẵn sàng nhập khẩu một lượng lớn lao động từ Việt Nam, đặc biệt là Bình Định để làm việc trong lĩnh vực khai thác, chế biến nông-lâm-thủy sản. Tại đây, các lao động sẽ làm việc và được đào tạo về cách khai thác, sơ chế và bảo quản các loại nông thủy sản, trong đó có cá ngừ đại dương.
Ông Lê Hữu Lộc đã giao các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chuẩn bị các phương án triển khai việc phối hợp xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, tập trung vào lao động chế biến, bảo quản cá ngừ đại dương. Từ đó nhanh chóng nâng cao chất lượng, giá trị xuất khẩu loại thủy sản này./.
Ly Kha (TTXVN)