Ngày 30/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc lần thứ hai trong vòng nửa năm qua, với hy vọng củng cố mối quan hệ thương mại song phương và thuyết phục Bắc Kinh hỗ trợ Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) bằng việc mua trái phiếu của các nước thành viên ở Nam Âu.
Các quan chức Đức cho biết, trong chuyến thăm này, hai bên sẽ thảo luận về một loạt vấn đề, từ năng lượng, khí hậu và văn hóa, tới các chủ đề nhạy cảm như Syria. Tuy nhiên, trọng tâm trong chuyến đi của bà Merkel và phái đoàn (có sự tham gia của khoảng 20 lãnh đạo các doanh nghiệp lớn như EADS, Siemens và Volkswagen) là nhằm thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc về sự ổn định của Eurozone và quyết tâm của Đức muốn duy trì khối đồng tiền chung.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đã bị thua lớn khi đổ tiền vào trái phiếu Hy lạp hồi đầu năm nay, thời điểm Aten phải tái cơ cấu nợ dưới sự hậu thuẫn của các đối tác châu Âu, trong đó có Berlin. Khi lòng tin của Trung Quốc với Eurozone bị sứt mẻ, Đức muốn thuyết phục Trung Quốc rằng trường hợp Hy Lạp chỉ xảy ra một lần và trái phiếu của Tây Ban Nha và Italy rất hấp dẫn.
Trung Quốc cũng được lợi lớn nếu Eurozone được giữ vững. Châu Âu hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc và Bắc Kinh đang dùng đồng tiền chung châu Âu để đối trọng với đồng USD. Ding Chun, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Âu tại trường Đại học Tổng hợp Fudan ở Thượng Hải nói: "Chúng tôi muốn thấy Eurozone ổn định và toàn vẹn. Chúng tôi có một lượng lớn tài sản. Nếu Eurozone bị khó khăn, sẽ tác động mạnh tới Trung Quốc."
[Xuất hiện mầm xanh hy vọng tại khu vực Eurozone]
Trung Quốc và Đức là một cặp đôi hoàn hảo trên mặt trận kinh tế. Các công ty Đức sản xuất máy móc và trang thiết bị chất lượng cao mà các đối tác Trung Quốc cần để sản xuất hàng hóa. Trung Quốc là một thị trường khổng lồ đang phát triển nhanh đối với các nhà chế tạo Đức (đặc biệt là xe hơi) ở thời điểm nhu cầu của các đối tác thương mại châu Âu đang "khô cạn". Giá trị trao đổi thương mại song phương Đức - Trung đã tăng vọt trong những năm qua, đạt khoảng 180 tỷ USD năm 2011, cao gần gấp đôi so với 5 năm trước.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hồi tháng 4/2012 từng tuyên bố muốn nâng con số này lên 280 tỷ USD vào năm 2015. Tuy nhiên, không phải mối lương duyên Trung - Đức hoàn toàn êm thấm. Các công ty Đức than phiền về tệ vi phạm bản quyền, về chính sách hạn chế quyền sở hữu và những can thiệp (mang màu sắc chính trị) trong hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc./.
Các quan chức Đức cho biết, trong chuyến thăm này, hai bên sẽ thảo luận về một loạt vấn đề, từ năng lượng, khí hậu và văn hóa, tới các chủ đề nhạy cảm như Syria. Tuy nhiên, trọng tâm trong chuyến đi của bà Merkel và phái đoàn (có sự tham gia của khoảng 20 lãnh đạo các doanh nghiệp lớn như EADS, Siemens và Volkswagen) là nhằm thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc về sự ổn định của Eurozone và quyết tâm của Đức muốn duy trì khối đồng tiền chung.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đã bị thua lớn khi đổ tiền vào trái phiếu Hy lạp hồi đầu năm nay, thời điểm Aten phải tái cơ cấu nợ dưới sự hậu thuẫn của các đối tác châu Âu, trong đó có Berlin. Khi lòng tin của Trung Quốc với Eurozone bị sứt mẻ, Đức muốn thuyết phục Trung Quốc rằng trường hợp Hy Lạp chỉ xảy ra một lần và trái phiếu của Tây Ban Nha và Italy rất hấp dẫn.
Trung Quốc cũng được lợi lớn nếu Eurozone được giữ vững. Châu Âu hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc và Bắc Kinh đang dùng đồng tiền chung châu Âu để đối trọng với đồng USD. Ding Chun, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Âu tại trường Đại học Tổng hợp Fudan ở Thượng Hải nói: "Chúng tôi muốn thấy Eurozone ổn định và toàn vẹn. Chúng tôi có một lượng lớn tài sản. Nếu Eurozone bị khó khăn, sẽ tác động mạnh tới Trung Quốc."
[Xuất hiện mầm xanh hy vọng tại khu vực Eurozone]
Trung Quốc và Đức là một cặp đôi hoàn hảo trên mặt trận kinh tế. Các công ty Đức sản xuất máy móc và trang thiết bị chất lượng cao mà các đối tác Trung Quốc cần để sản xuất hàng hóa. Trung Quốc là một thị trường khổng lồ đang phát triển nhanh đối với các nhà chế tạo Đức (đặc biệt là xe hơi) ở thời điểm nhu cầu của các đối tác thương mại châu Âu đang "khô cạn". Giá trị trao đổi thương mại song phương Đức - Trung đã tăng vọt trong những năm qua, đạt khoảng 180 tỷ USD năm 2011, cao gần gấp đôi so với 5 năm trước.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hồi tháng 4/2012 từng tuyên bố muốn nâng con số này lên 280 tỷ USD vào năm 2015. Tuy nhiên, không phải mối lương duyên Trung - Đức hoàn toàn êm thấm. Các công ty Đức than phiền về tệ vi phạm bản quyền, về chính sách hạn chế quyền sở hữu và những can thiệp (mang màu sắc chính trị) trong hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc./.
Hương Giang (TTXVN)