Hội nghị “Kiều bào góp ý, hiến kế thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề giai đoạn 2011-2015 tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã diễn ra ngày 17/11.
Tại hội nghị, các trí thức Việt kiều đã đưa ra những đề xuất, đề nghị như cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của đào tạo nghề trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đổi mới công tác đào tạo nghề, hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý đào tạo nghề, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, chú trọng đào tạo nghề cho khu vực nông thôn…
Chỉ ra thực trạng đào tạo nghề tại Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế, các trí thức Việt kiều cho rằng các trường dạy nghề còn rất kém về chất lượng, đội ngũ thầy dạy nghề hầu hết không đáp ứng những đòi hỏi cần thiết mà một giáo viên dạy nghề phải có, còn tình trạng “dạy chay” khiến nhiều nơi chỉ dạy lý thuyết, tài liệu dạy nghề và trang thiết bị thực hành còn quá thiếu thốn, lạc hậu.
Cũng theo các trí thức Việt kiều, học sinh học nghề chưa được đào tạo, tiếp xúc thật rõ ràng với các tiêu chuẩn công nghiệp, đặc biệt là các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe.
Kỹ sư Dương Minh Trí (việt kiều tại Đức, Viện Vật lý Thành phố Hồ Chí Minh) còn chỉ ra rằng trong các giáo trình dạy nghề hầu như coi thường không nhắc đến hay chỉ nói sơ qua về việc bảo vệ môi trường, trong khi việc phát triển bền vững một đất nước phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và việc bảo vệ môi trường cũng đi đôi với sự phát triển vững chắc của một doanh nghiệp.
Ở một góc độ khác, tiến sỹ Ngô Quốc Trung (việt kiều tại Ba Lan) cho rằng hiện còn thiếu mạng lưới dạy nghề cho nông dân, trong khi nông nghiệp, nông dân và nông thôn (tam nông) là vấn đề đang rất bức xúc, không những với Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam vẫn còn là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động trong nông nghiệp, nông thôn.
Để bắt kịp trình độ của thế giới, Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều để tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ, trong đó quan trọng nhất là đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Đào tạo nghề cho nông dân góp phần tạo việc làm cho họ, đặc biệt là những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang công nghiệp-dịch vụ.
Theo tiến sỹ Trung, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của phía Nam, trung tâm của vùng Nam Bộ - vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, nên thành phố cần có vai trò lớn và chú trọng hơn trong công tác đào tạo nghề cho nông dân.
Một trong những hạn chế hiện nay là nhận thức của xã hội về học nghề và công tác hướng nghiệp còn kém, vì vậy, theo nhiều trí thức Việt kiều, công tác hướng nghiệp phải được tiến hành trong các trường trung học, kết hợp hướng nghiệp với tuyên truyền, vận động để xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò, vị trí của các ngành nghề, của dạy và học nghề./.
Tại hội nghị, các trí thức Việt kiều đã đưa ra những đề xuất, đề nghị như cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của đào tạo nghề trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đổi mới công tác đào tạo nghề, hoàn thiện cơ chế và chính sách quản lý đào tạo nghề, đẩy mạnh xã hội hóa nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, chú trọng đào tạo nghề cho khu vực nông thôn…
Chỉ ra thực trạng đào tạo nghề tại Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế, các trí thức Việt kiều cho rằng các trường dạy nghề còn rất kém về chất lượng, đội ngũ thầy dạy nghề hầu hết không đáp ứng những đòi hỏi cần thiết mà một giáo viên dạy nghề phải có, còn tình trạng “dạy chay” khiến nhiều nơi chỉ dạy lý thuyết, tài liệu dạy nghề và trang thiết bị thực hành còn quá thiếu thốn, lạc hậu.
Cũng theo các trí thức Việt kiều, học sinh học nghề chưa được đào tạo, tiếp xúc thật rõ ràng với các tiêu chuẩn công nghiệp, đặc biệt là các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe.
Kỹ sư Dương Minh Trí (việt kiều tại Đức, Viện Vật lý Thành phố Hồ Chí Minh) còn chỉ ra rằng trong các giáo trình dạy nghề hầu như coi thường không nhắc đến hay chỉ nói sơ qua về việc bảo vệ môi trường, trong khi việc phát triển bền vững một đất nước phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và việc bảo vệ môi trường cũng đi đôi với sự phát triển vững chắc của một doanh nghiệp.
Ở một góc độ khác, tiến sỹ Ngô Quốc Trung (việt kiều tại Ba Lan) cho rằng hiện còn thiếu mạng lưới dạy nghề cho nông dân, trong khi nông nghiệp, nông dân và nông thôn (tam nông) là vấn đề đang rất bức xúc, không những với Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam vẫn còn là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động trong nông nghiệp, nông thôn.
Để bắt kịp trình độ của thế giới, Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều để tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ, trong đó quan trọng nhất là đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Đào tạo nghề cho nông dân góp phần tạo việc làm cho họ, đặc biệt là những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang công nghiệp-dịch vụ.
Theo tiến sỹ Trung, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của phía Nam, trung tâm của vùng Nam Bộ - vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, nên thành phố cần có vai trò lớn và chú trọng hơn trong công tác đào tạo nghề cho nông dân.
Một trong những hạn chế hiện nay là nhận thức của xã hội về học nghề và công tác hướng nghiệp còn kém, vì vậy, theo nhiều trí thức Việt kiều, công tác hướng nghiệp phải được tiến hành trong các trường trung học, kết hợp hướng nghiệp với tuyên truyền, vận động để xã hội có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò, vị trí của các ngành nghề, của dạy và học nghề./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)