Phóng viên TTXVN tại London ngày 8/1 dẫn số liệu của Cơ quan Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Anh đạt 2,23 tỷ bảng (3,57 tỷ USD), tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tổng kim ngạch nói trên, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh chiếm 1,99 tỷ bảng (3,19 tỷ USD), tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm điện thoại di động và thiết bị điện, giày dép, hàng may mặc, đồ nội thất, máy móc và thiết bị cơ khí, càphê, chè và các loại gia vị, nhựa và sản phẩm nhựa.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu này đạt 235,97 triệu bảng (377,55 triệu USD), tăng 91% so với 10 tháng đầu năm 2011. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng như hóa chất, máy móc và thiết bị cơ khí, dược phẩm, máy điện và thiết bị điện, sắt thép, dụng cụ, thiết bị và máy quang học.
Theo ước tính của Cơ quan Thương vụ, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh có khả năng đạt hơn 4 tỷ USD trong năm 2012, vượt qua mục tiêu 4 tỷ USD mà hai nước đã đề ra cho năm 2013 khi ký Hiệp định Quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 9/2010.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thủy, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland, cho biết mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu trong những năm gần đây, nhưng trao đổi thương mại hai chiều Việt-Anh vẫn tăng trưởng mạnh, với mức tăng trung bình hơn 20%/năm.
Do nền kinh tế hai nước có nhiều điểm tương hỗ, nên nếu các doanh nghiệp quảng bá hàng hóa Việt Nam nhiều hơn thì kim ngạch thương mại song phương trong năm 2013 sẽ tiếp tục giữ được đà tăng trưởng.
Tuy nhiên, dù kim ngạch thương mại Việt-Anh tăng trưởng khá song vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng kim ngạch thương mại của mỗi nước. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam còn thấp so với hàng hóa của các nước khác cùng xuất khẩu sang Anh, đặc biệt là từ Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Khoảng cách địa lý và tập quán kinh doanh cũng là những yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ ưu tiên phát triển các thị trường khu vực châu Á, chưa quan tâm đúng mức cơ hội ở "đảo quốc sương mù." Bên cạnh đó, do cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào Anh tương đối tập trung vào một số nhóm hàng chính, nên nếu không được phát triển theo hướng cân bằng hơn thì việc duy trì tốc độ tăng trưởng hiện nay sẽ gặp thách thức lớn.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại Việt Nam-Anh đạt trên 3 tỷ USD trong năm 2011, đứng thứ 2 trong EU (sau Đức), trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Anh đạt 2,4 tỷ USD (chiếm 14,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang EU, 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam), trong khi nhập khẩu từ Anh đạt 645 triệu USD (chiếm 8,3% kim ngạch nhập khẩu từ EU của Việt Nam)./.
Trong tổng kim ngạch nói trên, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Anh chiếm 1,99 tỷ bảng (3,19 tỷ USD), tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bao gồm điện thoại di động và thiết bị điện, giày dép, hàng may mặc, đồ nội thất, máy móc và thiết bị cơ khí, càphê, chè và các loại gia vị, nhựa và sản phẩm nhựa.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu này đạt 235,97 triệu bảng (377,55 triệu USD), tăng 91% so với 10 tháng đầu năm 2011. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng như hóa chất, máy móc và thiết bị cơ khí, dược phẩm, máy điện và thiết bị điện, sắt thép, dụng cụ, thiết bị và máy quang học.
Theo ước tính của Cơ quan Thương vụ, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh có khả năng đạt hơn 4 tỷ USD trong năm 2012, vượt qua mục tiêu 4 tỷ USD mà hai nước đã đề ra cho năm 2013 khi ký Hiệp định Quan hệ đối tác chiến lược vào tháng 9/2010.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thủy, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland, cho biết mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu trong những năm gần đây, nhưng trao đổi thương mại hai chiều Việt-Anh vẫn tăng trưởng mạnh, với mức tăng trung bình hơn 20%/năm.
Do nền kinh tế hai nước có nhiều điểm tương hỗ, nên nếu các doanh nghiệp quảng bá hàng hóa Việt Nam nhiều hơn thì kim ngạch thương mại song phương trong năm 2013 sẽ tiếp tục giữ được đà tăng trưởng.
Tuy nhiên, dù kim ngạch thương mại Việt-Anh tăng trưởng khá song vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng kim ngạch thương mại của mỗi nước. Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam còn thấp so với hàng hóa của các nước khác cùng xuất khẩu sang Anh, đặc biệt là từ Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Khoảng cách địa lý và tập quán kinh doanh cũng là những yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ ưu tiên phát triển các thị trường khu vực châu Á, chưa quan tâm đúng mức cơ hội ở "đảo quốc sương mù." Bên cạnh đó, do cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào Anh tương đối tập trung vào một số nhóm hàng chính, nên nếu không được phát triển theo hướng cân bằng hơn thì việc duy trì tốc độ tăng trưởng hiện nay sẽ gặp thách thức lớn.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại Việt Nam-Anh đạt trên 3 tỷ USD trong năm 2011, đứng thứ 2 trong EU (sau Đức), trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào Anh đạt 2,4 tỷ USD (chiếm 14,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang EU, 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam), trong khi nhập khẩu từ Anh đạt 645 triệu USD (chiếm 8,3% kim ngạch nhập khẩu từ EU của Việt Nam)./.
(TTXVN)