Ngày 2/10, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hai bị cáo Lê Quốc Quân (sinh năm 1971, trú tại tổ 64, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) và Phạm Thị Phương (sinh năm 1982, trú tại phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) về tội “Trốn thuế” theo quy định tại Điều 161, khoản 3 - Bộ luật hình sự.
Tại phiên tòa, luật sư Trần Huy Nam và Hà Huy Sơn có mặt để bào chữa cho bị cáo Lê Quốc Quân. Luật sư Bùi Quang Nghiêm vắng mặt nên đã gửi bài bào chữa cho bị cáo Lê Quốc Quân.
Theo cáo trạng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam được thành lập từ tháng 4/2001 do Lê Quốc Quân làm giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty, trụ sở tại nhà A9-D5, phố Dịch Vọng Hậu (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Công ty đăng ký các ngành nghề kinh doanh là tư vấn đầu tư trong và ngoài nước, dịch vụ lao động, đào tạo, dạy nghề kỹ thuật nông lâm nghiệp, cơ khí điện, dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Sau 13 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, đến nay công ty đã bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh, gồm cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lý dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu; tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính; tổ chức hội nghị, hội thảo.
Quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, Lê Quốc Quân đã chỉ đạo Phạm Thị Phương, kế toán Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam, lập khống các hợp đồng môi giới thương mại, chứng từ và sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng khống, để tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng số chi phí khống công ty này đã kê khai và quyết toán thuế (trong 2 năm 2010 và 2011) là 2.580.900.790 đồng, trong đó ký hợp đồng môi giới thương mại khống là 1.750.000.000 đồng và sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng khống là 830.900.790 đồng. Tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã trốn là 645.225.197 đồng, trong đó năm 2010 là 235.768.125 đồng, năm 2011 là 409.457.072 đồng.
Tại phiên tòa, bị cáo Phạm Thị Phương đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng đã nêu. Bị cáo Lê Quốc Quân không thừa nhận nội dung cáo trạng và cho rằng bị cáo không có hành vi phạm tội “trốn thuế.”
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa, gồm Phạm Thu Hà, Trần Văn Thanh, Phạm Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Thơm và Vũ Thị Thịnh đều đã khai nhận khi ký hợp đồng, ký phiếu chi tiền mặt và ký phiếu thu tiền mặt đã có chữ ký của Lê Quốc Quân và dấu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam. Sau khi ký xong giao lại toàn bộ cho Phương hoặc nhân viên của công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam.
Thực tế những người ký hợp đồng không tham gia làm bất cứ việc gì theo nội dung hợp đồng, không được nhận số tiền theo phiếu chi tiền mặt, không phải nộp số tiền như phiếu thu tiền mặt, việc ký chỉ là hợp thức hóa.
Hai luật sư bào chữa cho Lê Quốc Quân tại phiên tòa đều cho rằng việc truy tố bị cáo Lê Quốc Quân về tội “trốn thuế” là không có cơ sở pháp lý; việc khởi tố bị cáo là không khách quan; quá trình điều tra, truy tố đã vi phạm trình tự tố tụng pháp luật… Hai luật sư viện dẫn việc trốn thuế này là thuộc trách nhiệm chung của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam, không riêng một mình trách nhiệm của bị cáo Quân, vì vậy không đủ cơ sở để truy tố bị cáo Quân về tội danh này.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa cho rằng trong số 3 thành viên sáng lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam thì Quân là người trực tiếp điều hành công ty và là người đại diện theo pháp luật của công ty, Quân có số vốn tham gia nhiều nhất (lúc cao nhất là 75%), 2 thành viên còn lại không tham gia điều hành công ty, bởi vậy Quân là người phải chịu trách nhiệm về hoạt động trốn thuế của công ty.
Mặc dù lúc đầu khẳng định bị cáo Quân không phạm tội, tuy nhiên sau đó các luật sư bào chữa cho Quân đều đề nghị Hội đồng xét xử trừ cho bị cáo Quân 175 triệu đồng tiền thuế thu nhập cá nhân của 9 chuyên gia mà Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam đã nộp cho họ trong 2 năm 2010 và 2011 vào khoản tiền bị truy tố.
Hội đồng xét xử nhận định Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam do Lê Quốc Quân làm giám đốc và là người đại diện theo pháp luật đã có hành vi lập hồ sơ thuê chuyên gia khống, hạch toán vào chi phí nhằm làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Việc công ty thực hiện kê khai khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân cho 9 chuyên gia khống chính là để hợp thức cho việc hạch toán chi phí. Đây là hành vi bị nghiêm cấm, vi phạm pháp luật về thuế. Do đó, không thể xem xét khấu trừ vào số tiền đã trốn thuế mà bị cáo Lê Quốc Quân bị truy tố.
Căn cứ lời khai của bị cáo, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa, kết luận giám định..., Hội đồng xét xử cho rằng đủ căn cứ kết luận các bị cáo Lê Quốc Quân và Phạm Thị Phương đã phạm tội “Trốn thuế” theo Điều 161, khoản 3 - Bộ luật hình sự.
Hành vi của các bị cáo thuộc trường hợp nghiêm trọng, vi phạm những quy định pháp luật của Nhà nước về thuế, làm suy giảm Ngân sách Nhà nước. Trong đó, Lê Quốc Quân là bị cáo giữ vai trò chính, đã chủ động chỉ đạo bị cáo Phương giúp mình thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (lập khống hợp đồng thuê chuyên gia, các phiếu thu, phiếu chi cho chuyên gia, mua bán hóa đơn khống, sử dụng các hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán, cân đối doanh thu của công ty, chi phí đầu vào…).
Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, Lê Quốc Quân khai báo không thành khẩn, hậu quả chưa được khắc phục, có nhân thân xấu. Còn bị cáo Phương giữ vai trò giúp sức tích cực, là người thực hành, trực tiếp thực hiện các yêu cầu theo chỉ đạo của Lê Quốc Quân. Tuy nhiên, tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa, Phương có thái độ khai báo thành khẩn, có nhân thân tốt…
Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam, bị cáo Phạm Thị Phương 8 tháng tù giam cùng về tội “Trốn thuế.” Tòa còn tuyên buộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam có nghĩa vụ truy nộp 645.225.197 đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã trốn trong 2 năm (2010 và 2011) cho Chi cục thuế quận Cầu Giấy (Hà Nội) để nộp Ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn quyết định áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại Điều 161, khoản 4 - Bộ luật hình sự, phạt 2 lần số tiền thuế đã trốn đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam với số tiền là 1.290.450.394 đồng để xung quỹ Nhà nước./.
Tại phiên tòa, luật sư Trần Huy Nam và Hà Huy Sơn có mặt để bào chữa cho bị cáo Lê Quốc Quân. Luật sư Bùi Quang Nghiêm vắng mặt nên đã gửi bài bào chữa cho bị cáo Lê Quốc Quân.
Theo cáo trạng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam được thành lập từ tháng 4/2001 do Lê Quốc Quân làm giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty, trụ sở tại nhà A9-D5, phố Dịch Vọng Hậu (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Công ty đăng ký các ngành nghề kinh doanh là tư vấn đầu tư trong và ngoài nước, dịch vụ lao động, đào tạo, dạy nghề kỹ thuật nông lâm nghiệp, cơ khí điện, dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Sau 13 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, đến nay công ty đã bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh, gồm cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lý dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu; tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính; tổ chức hội nghị, hội thảo.
Quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, Lê Quốc Quân đã chỉ đạo Phạm Thị Phương, kế toán Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam, lập khống các hợp đồng môi giới thương mại, chứng từ và sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng khống, để tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng số chi phí khống công ty này đã kê khai và quyết toán thuế (trong 2 năm 2010 và 2011) là 2.580.900.790 đồng, trong đó ký hợp đồng môi giới thương mại khống là 1.750.000.000 đồng và sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng khống là 830.900.790 đồng. Tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã trốn là 645.225.197 đồng, trong đó năm 2010 là 235.768.125 đồng, năm 2011 là 409.457.072 đồng.
Tại phiên tòa, bị cáo Phạm Thị Phương đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng đã nêu. Bị cáo Lê Quốc Quân không thừa nhận nội dung cáo trạng và cho rằng bị cáo không có hành vi phạm tội “trốn thuế.”
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa, gồm Phạm Thu Hà, Trần Văn Thanh, Phạm Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Thơm và Vũ Thị Thịnh đều đã khai nhận khi ký hợp đồng, ký phiếu chi tiền mặt và ký phiếu thu tiền mặt đã có chữ ký của Lê Quốc Quân và dấu của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam. Sau khi ký xong giao lại toàn bộ cho Phương hoặc nhân viên của công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam.
Thực tế những người ký hợp đồng không tham gia làm bất cứ việc gì theo nội dung hợp đồng, không được nhận số tiền theo phiếu chi tiền mặt, không phải nộp số tiền như phiếu thu tiền mặt, việc ký chỉ là hợp thức hóa.
Hai luật sư bào chữa cho Lê Quốc Quân tại phiên tòa đều cho rằng việc truy tố bị cáo Lê Quốc Quân về tội “trốn thuế” là không có cơ sở pháp lý; việc khởi tố bị cáo là không khách quan; quá trình điều tra, truy tố đã vi phạm trình tự tố tụng pháp luật… Hai luật sư viện dẫn việc trốn thuế này là thuộc trách nhiệm chung của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam, không riêng một mình trách nhiệm của bị cáo Quân, vì vậy không đủ cơ sở để truy tố bị cáo Quân về tội danh này.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội giữ quyền công tố tại phiên tòa cho rằng trong số 3 thành viên sáng lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam thì Quân là người trực tiếp điều hành công ty và là người đại diện theo pháp luật của công ty, Quân có số vốn tham gia nhiều nhất (lúc cao nhất là 75%), 2 thành viên còn lại không tham gia điều hành công ty, bởi vậy Quân là người phải chịu trách nhiệm về hoạt động trốn thuế của công ty.
Mặc dù lúc đầu khẳng định bị cáo Quân không phạm tội, tuy nhiên sau đó các luật sư bào chữa cho Quân đều đề nghị Hội đồng xét xử trừ cho bị cáo Quân 175 triệu đồng tiền thuế thu nhập cá nhân của 9 chuyên gia mà Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam đã nộp cho họ trong 2 năm 2010 và 2011 vào khoản tiền bị truy tố.
Hội đồng xét xử nhận định Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam do Lê Quốc Quân làm giám đốc và là người đại diện theo pháp luật đã có hành vi lập hồ sơ thuê chuyên gia khống, hạch toán vào chi phí nhằm làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Việc công ty thực hiện kê khai khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân cho 9 chuyên gia khống chính là để hợp thức cho việc hạch toán chi phí. Đây là hành vi bị nghiêm cấm, vi phạm pháp luật về thuế. Do đó, không thể xem xét khấu trừ vào số tiền đã trốn thuế mà bị cáo Lê Quốc Quân bị truy tố.
Căn cứ lời khai của bị cáo, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa, kết luận giám định..., Hội đồng xét xử cho rằng đủ căn cứ kết luận các bị cáo Lê Quốc Quân và Phạm Thị Phương đã phạm tội “Trốn thuế” theo Điều 161, khoản 3 - Bộ luật hình sự.
Hành vi của các bị cáo thuộc trường hợp nghiêm trọng, vi phạm những quy định pháp luật của Nhà nước về thuế, làm suy giảm Ngân sách Nhà nước. Trong đó, Lê Quốc Quân là bị cáo giữ vai trò chính, đã chủ động chỉ đạo bị cáo Phương giúp mình thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật (lập khống hợp đồng thuê chuyên gia, các phiếu thu, phiếu chi cho chuyên gia, mua bán hóa đơn khống, sử dụng các hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán, cân đối doanh thu của công ty, chi phí đầu vào…).
Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, Lê Quốc Quân khai báo không thành khẩn, hậu quả chưa được khắc phục, có nhân thân xấu. Còn bị cáo Phương giữ vai trò giúp sức tích cực, là người thực hành, trực tiếp thực hiện các yêu cầu theo chỉ đạo của Lê Quốc Quân. Tuy nhiên, tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa, Phương có thái độ khai báo thành khẩn, có nhân thân tốt…
Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam, bị cáo Phạm Thị Phương 8 tháng tù giam cùng về tội “Trốn thuế.” Tòa còn tuyên buộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam có nghĩa vụ truy nộp 645.225.197 đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã trốn trong 2 năm (2010 và 2011) cho Chi cục thuế quận Cầu Giấy (Hà Nội) để nộp Ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, Hội đồng xét xử còn quyết định áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại Điều 161, khoản 4 - Bộ luật hình sự, phạt 2 lần số tiền thuế đã trốn đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Việt Nam với số tiền là 1.290.450.394 đồng để xung quỹ Nhà nước./.
Kim Anh (TTXVN)