Theo báo cáo "Hiệp ước vì sự thịnh vượng và tăng trưởng chung" của nhóm chuyên gia Liên hợp quốc, hầu hết các nước nghèo nhất trên thế giới đã trở nên giàu hơn trong thập kỷ qua song lại đang trượt dốc mạnh trong bảng xếp hạng về sự giàu có.
Báo cáo cho biết, ít nhất 37 trong tổng số 48 nước nghèo nhất đã đạt mức tăng trưởng dương trong thập kỷ qua, song thu nhập bình quân đầu người ở các nước này chỉ bằng 18% mức tương ứng của toàn cầu năm 1971, và tỷ lệ này đã giảm xuống 15% năm 2008.
Khoảng cách giữa các nước kém phát triển nhất (LDC) như Afghanistan và Bhutan ở châu Á, Senegal và Zambia ở châu Phi với các nước thu nhập thấp và dưới trung bình đang gia tăng, khi những nước này đang theo kịp mức thu nhập trung bình của toàn cầu.
Thu nhập của các nước nghèo nhất đã được cải thiện nhờ xuất khẩu hàng hóa, song các nước này vẫn không đủ nguồn tài chính để thúc đẩy nền kinh tế.
Việc vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa chưa qua chế biến nói chung và vào nông nghiệp nói riêng là nguyên nhân chính khiến kinh tế của những nước này chưa thoát khỏi khó khăn. Ở hơn một nửa số nước nghèo nhất, tỷ trọng ngành chế tạo trong nền kinh tế giảm trong 20 năm qua.
Báo cáo cho rằng các nước nghèo cần nâng gấp đôi năng suất sản xuất nông nghiệp bên cạnh việc đấu tranh chống nạn tham nhũng cũng như nạn trộm cắp tài sản.
Để giúp đỡ các nước nghèo, các nước giàu đã tăng viện trợ lên 0,15% tổng thu nhập quốc gia của mình trong vòng 2 năm và sẽ tăng lên 0,2% vào năm 2015./.
Báo cáo cho biết, ít nhất 37 trong tổng số 48 nước nghèo nhất đã đạt mức tăng trưởng dương trong thập kỷ qua, song thu nhập bình quân đầu người ở các nước này chỉ bằng 18% mức tương ứng của toàn cầu năm 1971, và tỷ lệ này đã giảm xuống 15% năm 2008.
Khoảng cách giữa các nước kém phát triển nhất (LDC) như Afghanistan và Bhutan ở châu Á, Senegal và Zambia ở châu Phi với các nước thu nhập thấp và dưới trung bình đang gia tăng, khi những nước này đang theo kịp mức thu nhập trung bình của toàn cầu.
Thu nhập của các nước nghèo nhất đã được cải thiện nhờ xuất khẩu hàng hóa, song các nước này vẫn không đủ nguồn tài chính để thúc đẩy nền kinh tế.
Việc vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa chưa qua chế biến nói chung và vào nông nghiệp nói riêng là nguyên nhân chính khiến kinh tế của những nước này chưa thoát khỏi khó khăn. Ở hơn một nửa số nước nghèo nhất, tỷ trọng ngành chế tạo trong nền kinh tế giảm trong 20 năm qua.
Báo cáo cho rằng các nước nghèo cần nâng gấp đôi năng suất sản xuất nông nghiệp bên cạnh việc đấu tranh chống nạn tham nhũng cũng như nạn trộm cắp tài sản.
Để giúp đỡ các nước nghèo, các nước giàu đã tăng viện trợ lên 0,15% tổng thu nhập quốc gia của mình trong vòng 2 năm và sẽ tăng lên 0,2% vào năm 2015./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)