Lĩnh vực điện gió của các nước châu Á sẵn sàng cất cánh?

Chuyên gia dự đoán tiềm năng về mặt kỹ thuật mà điện gió mang lại lên tới gần 1.500 GW ở châu Á, phần lớn ở Trung Quốc, Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Việt Nam.
Gió ngoài khơi mang lại tiềm năng to lớn cho châu Á. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Gió ngoài khơi mang lại tiềm năng to lớn cho châu Á. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Gavin Thompson, Phó Chủ tịch phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của Wood Mackenzie, cho rằng con đường đến với tương lai khí thải carbon thấp đang gặp thử thách.

Than đá vẫn chiếm ưu thế tại các thị trường trọng điểm như Ấn Độ và Trung Quốc, khí đốt là "trung tâm" của các ngành điện tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong khi đó, phần lớn công nghệ cần thiết để thực sự thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng của khu vực chỉ mới được hình thành và tốn kém. Việc loại bỏ khí thải carbon ở mức độ cao dường như vẫn là một khát vọng xa vời đối với khu vực này.

Tuy nhiên, mặc dù gặp nhiều trở ngại nhưng vẫn có những hy vọng. Gió ngoài khơi mang lại tiềm năng to lớn cho châu Á và nhiều dự án đầu tư đang được tiến hành.

Các chuyên gia năng lượng thuộc nhóm Năng lượng và Tái tạo APAC của Wood Mackenzie đã xác định được tiềm năng về mặt kỹ thuật mà điện gió ngoài khơi mang lại, lên tới gần 1.500 GW ở châu Á, phần lớn ở Trung Quốc, Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Việt Nam.

Khi các thị trường điện đang dần tự do hóa trên khắp Đông Bắc Á, nhu cầu thương mại đối với năng lượng tái tạo ngày càng tăng khi chi phí tiếp tục giảm và chính phủ các nước đã tìm cách thu hút đầu tư cho lĩnh vực này.

Tuy nhiên, hiện nay tại các nước này chỉ có 0,4% tiềm năng gió ngoài khơi đang được khai thác. Tỷ lệ này sẽ tăng nhưng tương đối chậm.

Wood Mackenzie kỳ vọng đến năm 2030 sẽ có khoảng 5% công suất tiềm năng, với mức tăng trưởng mới hàng năm ở châu Á tăng gấp đôi từ 4 GW/năm lên hơn 9 GW/năm.

Cũng theo tổ chức nghiên cứu này, công suất gió ngoài khơi của châu Âu sẽ tăng nhanh hơn, mặc dù tổng công suất phát điện chỉ bằng 1/3 của châu Á vào năm 2030.

Tổ chức nghiên cứu và tư vấn này cho rằng hiện các quốc gia châu Á còn nhiều việc phải làm.

Chi phí cho điện gió ngoài khơi vẫn cần giảm một nửa nhằm cạnh tranh với nhiên liệu hóa thạch và tăng tính cạnh tranh với các loại hình năng lượng tái tạo khác như gió trên bờ và điện Mặt Trời.

Ngoài ra, các mục tiêu của điện gió ngoài khơi vốn nhiều tham vọng sẽ khó đáp ứng nếu không có sự hỗ trợ từ phía chính phủ các nước.

Chi phí sẽ tiếp tục giảm khi công nghệ phát triển và quy mô nhân rộng, dự kiến chi phí sản xuất điện gió ngoài khơi trung bình toàn cầu sẽ giảm một nửa vào năm 2028, nhưng nếu không có lộ trình rõ ràng đòi hỏi chính sách và hỗ trợ tài chính từ chính phủ, các nhà phát triển sẽ ngần ngại đầu tư vào loại hình năng lượng này.

Trung Quốc dẫn đầu trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi

Không bất ngờ khi Trung Quốc là thị trường điện gió ngoài khơi lớn nhất châu Á hiện nay. Wood Mackenzie dự báo nguồn điện gió mới lên tới 38 GW sẽ được bổ sung vào hệ thống nguồn cung điện năng của Trung Quốc vào năm 2029.

Trong khi Trung Quốc không đưa ra mục tiêu chính thức trước năm 2020, các dự án xây dựng hệ thống đường dẫn sẽ hỗ trợ điện gió ngoài khơi tăng trưởng trong dài hạn.

Những thách thức vẫn cần phải vượt qua. Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch loại bỏ các khoản trợ cấp hiện tại vào cuối năm 2021, làm chậm tốc độ tăng trưởng trong 5 năm tới trong khi chi phí vẫn còn tương đối cao.

Lĩnh vực điện gió của các nước châu Á sẵn sàng cất cánh? ảnh 1(Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong thời gian tới sẽ chứng kiến nhiều nhà máy với công suất lên tới 5 GW ồ ạt được xây dựng khi các nhà phát triển chạy đua để hoàn thành các dự án trước khi thuế nhập khẩu hết hạn vào năm tới.

Sau đó, tốc độ tăng trưởng có thể sẽ chậm lại do điện gió ngoài khơi của Trung Quốc cần tới 32 USD/MWh trợ cấp để hỗ trợ bổ sung công suất mới từ năm 2022 đến 2025.

Theo tổ chức nghiên cứu uy tín này, chi phí điện gió ngoài khơi tại Trung Quốc giảm dần và có sự cạnh tranh mà mà không cần trợ cấp vào năm 2028.

Các thị trường châu Á khác đang tìm kiếm hỗ trợ từ chính phủ

Nhìn khắp phần còn lại của châu Á, các mục tiêu tăng trưởng trong tương lai rất tham vọng. Trừ Trung Quốc, khu vực này đặt mục tiêu bổ sung thêm 54 GW điện gió vào năm 2030. Tuy nhiên, các chính phủ liệu có giành đủ trợ lực để đạt được điều này?

Chính sách hỗ trợ rất quan trọng đối với khu vực điện gió ngoài khơi của châu Âu khi các chính phủ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài bắt đầu từ hơn một thập kỷ trước.

[Mục tiêu đầu tư của Trung Quốc vào năng lượng tái tạo ở châu Âu]

Một số thị trường đang có những bước đi tích cực. Đài Loan được xếp vào nhóm dẫn đầu khi đã phê duyệt dự án công suất 5,7 GW, với mục tiêu hoàn thành vào năm 2025.

Ấn Độ cũng có kế hoạch đầy tham vọng nhưng năng lực thực tế lại là một câu chuyện khác. Nhật Bản và Australia thậm chí không có mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi, mặc dù ngành công nghiệp này đang vận động để tăng trưởng.

Cơ hội chuỗi cung ứng năng lượng gió ngoài khơi toàn cầu của châu Á

Cơ hội cho doanh nghiệp phát triển thông qua sự tăng trưởng của ngành điện gió ngoài khơi không giới hạn ở các khoản đầu tư theo công suất. Chuỗi cung ứng là một phần quan trọng của ngành và đang có sự tăng trưởng rất lớn.

Các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) đang thúc đẩy khả năng của ngành điện gió ngoài khơi.

Các tuabin ngày càng lớn và hiệu quả cao hơn, thúc đẩy sản lượng tăng với chi phí tính theo đơn vị điện năng thấp hơn. Các tuabin chủ đạo của điện gió ngoài khơi với công suất 6-8 MW trong vài năm trước hiện đang được thay thế bằng các đầu máy 10-12 MW thế hệ mới.

Lĩnh vực điện gió của các nước châu Á sẵn sàng cất cánh? ảnh 2 Nhiều dự án điện gió được đầu tư và phát triển mạnh tại Ninh Thuận, Việt Nam. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)

Wood Mackenzie đã ước tính chuỗi cung ứng tuabin ngoài khơi có thể mang lại cơ hội tạo ra hơn 200 tỷ USD trong thập kỷ tới trên phạm vi toàn cầu.

Tăng trưởng bên ngoài châu Á cung cấp triển vọng nội địa hóa chuỗi cung ứng tuabin tại các thị trường đó.

Các OEM của Trung Quốc thống trị thị trường nội địa mặc dù các OEM của các nước phương Tây đã đạt được thành công ở các nước khác ở châu Á.

Các mục tiêu đầy tham vọng cho năng lượng gió ngoài khơi ở nhiều thị trường châu Á cho thấy cách thức mà khu vực này tiến tới một tương lai khí thải carbon thấp hơn.

Lĩnh vực này cũng sẽ tạo ra cơ hội mới cho các công ty năng lượng, nhà sản xuất chuỗi cung ứng và nhà đầu tư.

Tuy nhiên, lĩnh vực này cần được hỗ trợ. Giống như với tất cả các khía cạnh của quá trình chuyển đổi năng lượng, sự can thiệp và chính sách của chính phủ là rất quan trọng giúp mang lại thành công lâu dài./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục