Thị trường chứng khoán Mỹ đã khép lại tuần qua trong vùng đỏ khi trên thị trường dấy lên những lo ngại rằng có thể cuộc họp trong tuần tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa ra những tín hiệu về "số phận" của chương trình nới lỏng tiền tệ hiện hành.
Trong khi hầu như không có nhà đầu tư nào hy vọng rằng Fed sẽ điều chỉnh tỷ lệ lãi suất đang ở mức siêu thấp hiện nay thì nhiều nhà đầu tư lại rất quan ngại về khả năng Fed có thể sẽ sớm rút lại chương trình mua tài sản trị giá 85 tỷ USD hàng tháng hiện nay - động thái nhằm kích thích kinh tế tăng tưởng và đồng thời cũng là động lực cho các thị trường chứng khoán đi lên mạnh mẽ thời gian vừa qua.
Trong cả tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung hầu như đều đóng cửa hàng ngày trong vùng đỏ, ngoại trừ một phiên tăng khiêm tốn vào ngày thứ Năm (ngày 13/6 vừa qua), nhờ doanh thu bán lẻ tăng cao ngoài dự kiến trong tháng Năm vừa qua tại Mỹ. Tuy nhiên, ngay trong phiên thứ Sáu (ngày 14/6), các nhà đầu tư đã vội vã bán chốt lời khi nhận được những thông tin kém tích cực về hoạt động công nghiệp và niềm tin người tiêu dùng - những chỉ báo cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn khá bấp bênh.
Chốt lại tuần qua, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều sụt giảm so với cuối tuần trước nữa; trong đó Dow Jones Industrial Average đóng cửa tuần ở mức 15.070,18 điểm, giảm 1,17% giá trị trong cả tuần. Nasdaq Composite trượt 1,32% xuống khép tuần ở mức 3.423,56 điểm và Standard & Poor's 500 cũng mất 1,01% về 1.626,73 điểm. Những bất ổn của kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đã khiến Phố Wall có tuần sụt giảm thứ ba trong vòng 4 tuần qua.
"Nếu không thích tham gia vào thị trường ở thời điểm này, bạn hãy đứng ngoài và đợi thêm một vài ngày nữa để thị trường xác định xu hướng vì chắc chắn tình hình sẽ thay đổi," nhà phân tích Art Hogan thuộc Lazard Capital Markets nhận định.
Phủ bóng đen u ám lên các thị trường trong tuần qua còn là những lo ngại về tính hiệu quả của các biện pháp kích thích kinh tế khổng lồ của Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, cùng những bằng chứng mới cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại. Ngoài ra, nhà đầu tư Phố Wall còn tỏ ra khá thận trọng tại thời điểm trước cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ vào hai ngày 18-19/6 tới của Fed.
Vài tuần trước đây, tại phiên điều trần trước Quốc hội, Chủ tịch Fed Ben Bernanke đã nêu vấn đề rằng Fed có thể sẽ bắt đầu rút lại gói mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng trong vài tháng tới, nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục cho thấy những dấu hiệu cải thiện. Tranh cãi quanh "số phận" của gói kích thích kinh tế này, hay còn gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE3), đã khiến các thị trường trồi sụt thất thường thời gian gần đây, trong đó mỗi một thông tin về kinh tế đều trở thành một hàn thử biểu để đo sự tồn tại của gói QE3.
Trong một báo cáo đưa ra hôm cuối tuần, hãng BMO Capital Markets cho biết Chủ tịch Bernanke chắc chắn sẽ làm hết khả năng của ông để trấn an các nhà đầu tư rằng tỷ lệ lãi suất có thể sẽ được sớm nâng lên từ mức thấp kỷ lục hiện nay, thậm chí có thể bắt đầu từ cuối năm nay và hy vọng điều này sẽ trấn an được các thị trường tài chính.
Hugh Johnson, một nhà quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu nói rằng các nhà đầu tư đang trở nên ngày hiểu rõ hơn về thực trạng nền kinh tế, vốn tăng trưởng khá khiêm tốn trong 4 năm qua kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu và bất chấp sự hỗ trợ to lớn từ Fed. "Mối quan tâm chính hiện nay là không biết Fed có sớm chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ hay không," ông nói.
Trong tuần tới, thị trường sẽ đón nhận một số chỉ số kinh tế mới như giá tiêu dùng, doanh số bán nhà mới xây và nhà đang sử dụng./.
Trong khi hầu như không có nhà đầu tư nào hy vọng rằng Fed sẽ điều chỉnh tỷ lệ lãi suất đang ở mức siêu thấp hiện nay thì nhiều nhà đầu tư lại rất quan ngại về khả năng Fed có thể sẽ sớm rút lại chương trình mua tài sản trị giá 85 tỷ USD hàng tháng hiện nay - động thái nhằm kích thích kinh tế tăng tưởng và đồng thời cũng là động lực cho các thị trường chứng khoán đi lên mạnh mẽ thời gian vừa qua.
Trong cả tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung hầu như đều đóng cửa hàng ngày trong vùng đỏ, ngoại trừ một phiên tăng khiêm tốn vào ngày thứ Năm (ngày 13/6 vừa qua), nhờ doanh thu bán lẻ tăng cao ngoài dự kiến trong tháng Năm vừa qua tại Mỹ. Tuy nhiên, ngay trong phiên thứ Sáu (ngày 14/6), các nhà đầu tư đã vội vã bán chốt lời khi nhận được những thông tin kém tích cực về hoạt động công nghiệp và niềm tin người tiêu dùng - những chỉ báo cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn còn khá bấp bênh.
Chốt lại tuần qua, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều sụt giảm so với cuối tuần trước nữa; trong đó Dow Jones Industrial Average đóng cửa tuần ở mức 15.070,18 điểm, giảm 1,17% giá trị trong cả tuần. Nasdaq Composite trượt 1,32% xuống khép tuần ở mức 3.423,56 điểm và Standard & Poor's 500 cũng mất 1,01% về 1.626,73 điểm. Những bất ổn của kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đã khiến Phố Wall có tuần sụt giảm thứ ba trong vòng 4 tuần qua.
"Nếu không thích tham gia vào thị trường ở thời điểm này, bạn hãy đứng ngoài và đợi thêm một vài ngày nữa để thị trường xác định xu hướng vì chắc chắn tình hình sẽ thay đổi," nhà phân tích Art Hogan thuộc Lazard Capital Markets nhận định.
Phủ bóng đen u ám lên các thị trường trong tuần qua còn là những lo ngại về tính hiệu quả của các biện pháp kích thích kinh tế khổng lồ của Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, cùng những bằng chứng mới cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại. Ngoài ra, nhà đầu tư Phố Wall còn tỏ ra khá thận trọng tại thời điểm trước cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ vào hai ngày 18-19/6 tới của Fed.
Vài tuần trước đây, tại phiên điều trần trước Quốc hội, Chủ tịch Fed Ben Bernanke đã nêu vấn đề rằng Fed có thể sẽ bắt đầu rút lại gói mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng trong vài tháng tới, nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục cho thấy những dấu hiệu cải thiện. Tranh cãi quanh "số phận" của gói kích thích kinh tế này, hay còn gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE3), đã khiến các thị trường trồi sụt thất thường thời gian gần đây, trong đó mỗi một thông tin về kinh tế đều trở thành một hàn thử biểu để đo sự tồn tại của gói QE3.
Trong một báo cáo đưa ra hôm cuối tuần, hãng BMO Capital Markets cho biết Chủ tịch Bernanke chắc chắn sẽ làm hết khả năng của ông để trấn an các nhà đầu tư rằng tỷ lệ lãi suất có thể sẽ được sớm nâng lên từ mức thấp kỷ lục hiện nay, thậm chí có thể bắt đầu từ cuối năm nay và hy vọng điều này sẽ trấn an được các thị trường tài chính.
Hugh Johnson, một nhà quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu nói rằng các nhà đầu tư đang trở nên ngày hiểu rõ hơn về thực trạng nền kinh tế, vốn tăng trưởng khá khiêm tốn trong 4 năm qua kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu và bất chấp sự hỗ trợ to lớn từ Fed. "Mối quan tâm chính hiện nay là không biết Fed có sớm chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ hay không," ông nói.
Trong tuần tới, thị trường sẽ đón nhận một số chỉ số kinh tế mới như giá tiêu dùng, doanh số bán nhà mới xây và nhà đang sử dụng./.
Thùy Chi (TTXVN)