Hầu như 100% số lượng vàng được tung ra trong các phiên đấu thầu do Ngân hàngNhà nước chào bán đều được các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàngmua hết. Trước đó, nhiều dự báo cho rằng nhu cầu mua vàng sẽ giảm mạnh sau khicác ngân hàng đóng trạng thái. Điều này đang đang được dư luận đặt câu hỏi, rằnglượng vàng khá lớn được mua tại các phiên đấu thầu thực sự đi đâu?
Tính đến ngày 6/8, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 50 phiên đấu thầu bán vàngmiếng nhằm bình ổn thị trường với 1.349.200 lượng, tương đương 51,89 tấn đượcbán cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ mua bán vàngmiếng với Ngân hàng Nhà nước, trong tổng số 1.452.000 lượng tương đương 55,84tấn chào thầu.
Tính riêng từ 30/6, thời điểm các tổ chức tín dụng đóng trạngthái vàng, đến nay đã có khoảng 15 tấn vàng được Ngân hàng Nhà nước bán ra. Điềuđáng nói, trong những phiên đấu thầu gần đây, dù các ngân hàng thương mại khôngcòn chịu áp lực bởi tất toán trạng thái, nhưng lực mua vàng tại các phiên đấuthầu vẫn rất mạnh. Các phiên đấu thầu này đều “cháy hàng” dù giá trúng thầu caohơn chút ít so với giá mua vào của các nhà vàng ngoài thị trường và “đắt” hơngiá thế giới tới 4 triệu đồng/lượng. Chỉ một vài phiên số vàng chào thầu dư vàitrăm lượng.
Thực tế trên đã cho thấy lực cầu kim loại quý vẫn rất lớn. Trong khi đó, đạidiện các địa điểm kinh doanh vàng bạc trên thị trường đều cho rằng, trong tháng7 việc mua bán vàng diễn ra khá chậm chạp. Chủ một số điểm kinh doanh vàng bạctại Hà Nội cho biết, nhu cầu mua, bán vàng miếng không có giao dịch đột biếnthời gian qua, hầu hết khách mua là nhỏ lẻ, những giao dịch lớn khoảng 20-30lượng trở lên rất ít.
[Gần 52 tấn vàng được tung ra thị trường qua đấu thầu]
Ngay như đơn vị kinh doanh vàng lớn là Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC)cũng thừa nhận, giao dịch kim loại quý trong tháng 7 kém sôi động. Chủ một cửahàng kinh doanh vàng bạc đá quý tại Hà Nội nhận định, người dân đang rất thậntrọng với kim loại quý và cơ hội để họ “lướt sóng” như trước kia không còn vìmỗi đợt biến động, chênh lệch giữa giá mua, bán vàng lại giãn rộng. Vì vậy, thờigian gần đây khi giá vàng biến động, không còn cảnh người dân đổ xô đi mua vàngnhư trước kia.
Thị trường vàng trong nước kém sôi động, lực mua của người dân yếu trong khi cácphiên đấu thầu do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, các tổ chức tín dụng và doanhnghiệp luôn “vét sạch” vàng đấu thầu. Điều này khiến nhiều người nghi ngại, phảichăng đang có hiện tượng đầu cơ, găm hàng? Tuy nhiên, với diễn biến giá vàngtrong thời điểm hiện nay, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng nhận định việc đầucơ là không hề dễ dàng, thậm chí rủi ro rất cao và có thể dẫn đến thua lỗ. Đa sốcác doanh nghiệp kinh doanh vàng đều khẳng định, họ mua vàng chỉ để bán lẻ trênthị trường.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Công Tường, Phó phòng kinh doanh,Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) cho biết, SJC đã mua số lượng vàng trongkhuôn khổ cho phép qua các phiên đấu thầu và chủ yếu bán lại ra thị trường, hầunhư mua vào đến đâu thì bán ra đến đó. “Thời điểm này, giá vàng thế giới biếnđộng khó lường nên doanh nghiệp không dại gì mà “găm” vàng, có thể chỉ sau 1 đêmgiá vàng đã ở một trạng thái khác, nếu găm vàng thời điểm này doanh nghiệp sẽgặp rủi ro rất lớn,” ông Tường nói.
Vậy, khoảng 15 tấn vàng đã cung ra thị trường thông qua đấu thầu sau thờiđiểm 30/6 đang nằm ở đâu khi hiện tương “găm” hàng hiện nay không phải là giảthuyết khả thi? Chuyên gia tài chính ngân hàng tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhận định,hiện tại không ai biết số vàng này đang nằm ở đâu, ngay cả Ngân hàng Nhà nướccũng chưa có câu trả lời rõ ràng về vấn đề này.
Ông Hiếu phân tích, lượng vàngra thị trường thời gian qua không nhiều, thực tế cũng đã cho thấy số giao dịchvàng không tăng khi thời điểm này người dân không có nhiều tiền để mua vàng. Dovậy, có rất nhiều giả thuyết đặt ra và dường như số vàng trúng thầu mà dư luậnchưa biết “chảy” đi đâu kia có thể đang nằm trong các ngân hàng thương mại. “Nếu giả thuyết này đúng thì câu hỏi đặt ra là tại sao các ngân hàng thương mạilại giữ vàng sau khi đã tất toán trạng thái?” vị chuyên gia tài chính ngân hàngđầy kinh nghiệm nêu vấn đề.
Đồng quan điểm với tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một vị chuyên gia tài chính ngânhàng khác cũng nhìn nhận, việc vàng đấu thầu đi đâu vẫn là câu hỏi chưa xác địnhđược câu trả lời. Và với diễn biến thị trường vàng như hiện nay, nhiều ý kiếnbăn khoăn liệu các ngân hàng thương mại đã thật sự tất toán đủ vàng như đã côngbố?
Trong các phiên đấu thầu gần đây, Ngân hàng Nhà nước liên tục giảm số lượngvàng tối đa mà mỗi đơn vị được phép mua. Từ mức 15.000 lượng/phiên, số lượngvàng mà một đơn vị tham gia đấu thầu được phép mua đã giảm xuống mức 5.000 lượngvà hiện nay còn 3.000 lượng. Trong một động thái khác, Ngân hàng Nhà nước cũngvừa có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được phép kinh doanhmua, bán vàng miếng thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh mua bán vàng miếnghàng ngày.
Thời hạn báo cáo, chậm nhất đến 14 giờ của ngày làm việc, các tổ chức tíndụng gửi báo cáo hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng của ngày làm việc liềnkề trước đó về Ngân hàng Nhà nước. Động thái này được coi là tương đối khả thigiúp Ngân hàng Nhà nước nắm bắt được những thông tin cần thiết để điều hành vĩmô trong hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng tại Việt Nam./.