Tờ Thời báo Tài chính (Anh) số ra ngày 23/3 đăng bài viết của Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack, trong đó khẳng định thế giới hoàn toàn có thể tránh được cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu nếu phản ứng có hiệu quả trên quy mô quốc gia lẫn toàn cầu.
Ông Vilsack nhấn mạnh để tránh một cuộc khủng hoảng lương thực mới, các nước cần tăng cường hợp tác để giúp những người dễ bị tổn thương nhất vượt qua những khó khăn của sự gia tăng giá lương thực và đặt nền tảng chắc chắn nuôi sống dân số toàn cầu đang tăng nhanh.
Trong ngắn hạn, các nước cần tăng cường sự minh bạch và thúc đẩy lưu thông tự do các nguồn cung cấp lương thực trên toàn cầu. Trong dài hạn, các nước cần nỗ lực tăng năng suất nông nghiệp thông qua phối hợp giữa các chính phủ, khu vực tư nhân và các thể chế đa quốc gia để mở rộng sự minh bạch và thông tin thị trường, thúc đẩy buôn bán hàng hóa nông nghiệp.
Theo ông Vilsack, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) cần đi đầu trong hợp tác với các nước khác nhằm hỗ trợ thu thập, nâng cao chất lượng các dữ liệu và phổ biến thông tin về các thị trường mua bán trực tiếp lương thực, đồng thời giúp cải thiện hệ thống dự báo thời tiết phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
G-20 cần đóng góp tích cực hơn vào chương trình nông nghiệp và an ninh lương thực toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm hỗ trợ các nước thu nhập thấp tăng sản lượng lương thực và phản ứng tốt hơn đối với giá lương thực tăng cao và những biến động lớn.
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ cho rằng các nước trên thế giới cần tăng cường buôn bán, khuyến khích dòng hàng hóa lương thực lưu thông tự do từ nơi dư thừa đến nơi có nhu cầu.
Các nhà sản xuất lương thực trên thế giới cần tiếp tục cải tiến các kỹ thuật nông nghiệp hiện có và sắp có để tăng năng suất và sản lượng lương thực, nhưng sử dụng nước, thuốc trừ sâu và nguồn năng lượng ít hơn.
Ông Vilsack khẳng định an ninh lương thực toàn cầu không chỉ là lợi ích của mỗi cá nhân mà cũng rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế bền vững và an ninh quốc gia của mỗi nước./.
Ông Vilsack nhấn mạnh để tránh một cuộc khủng hoảng lương thực mới, các nước cần tăng cường hợp tác để giúp những người dễ bị tổn thương nhất vượt qua những khó khăn của sự gia tăng giá lương thực và đặt nền tảng chắc chắn nuôi sống dân số toàn cầu đang tăng nhanh.
Trong ngắn hạn, các nước cần tăng cường sự minh bạch và thúc đẩy lưu thông tự do các nguồn cung cấp lương thực trên toàn cầu. Trong dài hạn, các nước cần nỗ lực tăng năng suất nông nghiệp thông qua phối hợp giữa các chính phủ, khu vực tư nhân và các thể chế đa quốc gia để mở rộng sự minh bạch và thông tin thị trường, thúc đẩy buôn bán hàng hóa nông nghiệp.
Theo ông Vilsack, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) cần đi đầu trong hợp tác với các nước khác nhằm hỗ trợ thu thập, nâng cao chất lượng các dữ liệu và phổ biến thông tin về các thị trường mua bán trực tiếp lương thực, đồng thời giúp cải thiện hệ thống dự báo thời tiết phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
G-20 cần đóng góp tích cực hơn vào chương trình nông nghiệp và an ninh lương thực toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm hỗ trợ các nước thu nhập thấp tăng sản lượng lương thực và phản ứng tốt hơn đối với giá lương thực tăng cao và những biến động lớn.
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ cho rằng các nước trên thế giới cần tăng cường buôn bán, khuyến khích dòng hàng hóa lương thực lưu thông tự do từ nơi dư thừa đến nơi có nhu cầu.
Các nhà sản xuất lương thực trên thế giới cần tiếp tục cải tiến các kỹ thuật nông nghiệp hiện có và sắp có để tăng năng suất và sản lượng lương thực, nhưng sử dụng nước, thuốc trừ sâu và nguồn năng lượng ít hơn.
Ông Vilsack khẳng định an ninh lương thực toàn cầu không chỉ là lợi ích của mỗi cá nhân mà cũng rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế bền vững và an ninh quốc gia của mỗi nước./.
(TTXVN/Vietnam+)