Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 7/5, thủ đô New Delhi của Ấn Độ là nơi có không khí ô nhiễm nhất trên thế giới với chỉ số PM2,5 (mật độ các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet) cao nhất là 153 microgam/m3 (g/m), trong khi tiêu chuẩn cho phép của WHO là 10g/m.
Báo cáo này được thực hiện trên 1.600 thành phố và hơn 90 quốc gia.
Chỉ số PM2,5, loại bụi được xem là nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người, tại Delhi cao hơn hẳn so với nhiều thành phố châu Á đông đúc khác như Bắc Kinh là 56g/m, Karachi (117g/m) và Thượng Hải (36g/m).
Trong khi đó, mật độ của PM10 (hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micromet) tại Delhi vào khoảng 286g/m, gấp 14 lần tiêu chuẩn trung bình của WHO là 20g/m.
Tuy nhiên, hai thành phố Peshawar và Rawalpindi tại Pakistan lại có thông số tồi tệ hơn nhiều với mật độ PM10 lần lượt là 540g/m và 448g/m. Tại Ấn Độ, các thành phố có tỷ lệ PM 10 cao gồm Gwalior, Raipur và Lucknow.
Đây không phải là lần đầu tiên New Delhi bị ghi nhận là nơi có không khí rất ô nhiễm. Tháng Một năm nay, Đại học Yale (Mỹ) cũng đã xếp Ấn Độ vào 5 nước có chỉ số môi trường EPI thấp nhất trên tổng số 178 quốc gia./.