Hãng tin Ita-tass của Nga ngày 12/8 đưa tin các nhà khoa học nước này vừa phát hiện thêm một loài địa y quý hiếm có tên trong Sách Đỏ quốc tế, tại khu bảo tồn thiên nhiên Kronotsky trên bán đảo Kamchatka (vùng Viễn Đông của Nga).
Địa điểm này cũng là vị trí thứ 4 trên thế giới nơi loài địa y quý hiếm được phát hiện.
Loại địa y này chỉ mọc ở rừng cây lá kim nguyên sinh, không chịu sự tác động của hoạt động sống từ con người. Hình dáng của loại địa y mới khác biệt với các loài địa y thông thường, có màu sắc đặc trưng và hình thù kiểu tầng bậc rất giống với cây thông Noel.
Các nhà khoa học cho biết loài địa y mới chỉ mọc trên các cành thông già, và nhạy cảm với bất kỳ thay đổi nào trong môi trường. Chỉ cần những thay đổi nhỏ về độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng cũng có thể gây hại cho lớp địa y.
Ngoài vùng Viễn Đông của Nga, loài địa y này có thể tìm thấy trên bờ biển Đại Tây Dương của Na Uy, Canada và trên bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Nếu để ý nhìn trên thân các cây gỗ ta thấy có những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây. Đó chính là địa y. Địa y là một dạng sinh vật đặc biệt được hình thành do sự cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.
Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có chất diệp lục, sử dụng chúng để chế tạo chất hữu cơ nuôi sống cả hai bên./.
Địa điểm này cũng là vị trí thứ 4 trên thế giới nơi loài địa y quý hiếm được phát hiện.
Loại địa y này chỉ mọc ở rừng cây lá kim nguyên sinh, không chịu sự tác động của hoạt động sống từ con người. Hình dáng của loại địa y mới khác biệt với các loài địa y thông thường, có màu sắc đặc trưng và hình thù kiểu tầng bậc rất giống với cây thông Noel.
Các nhà khoa học cho biết loài địa y mới chỉ mọc trên các cành thông già, và nhạy cảm với bất kỳ thay đổi nào trong môi trường. Chỉ cần những thay đổi nhỏ về độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng cũng có thể gây hại cho lớp địa y.
Ngoài vùng Viễn Đông của Nga, loài địa y này có thể tìm thấy trên bờ biển Đại Tây Dương của Na Uy, Canada và trên bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Nếu để ý nhìn trên thân các cây gỗ ta thấy có những mảng vảy màu xanh xám bám chặt vào vỏ cây. Đó chính là địa y. Địa y là một dạng sinh vật đặc biệt được hình thành do sự cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.
Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có chất diệp lục, sử dụng chúng để chế tạo chất hữu cơ nuôi sống cả hai bên./.
Thạch Thảo (Vietnam+)