Người cha tị nạn Liban đổi đời nhờ lòng hảo tâm của cộng đồng

Người cha Syria bế con đi bán bút đổi đời nhờ cộng đồng

Nhờ 190.000 USD từ những người hảo tâm, người đàn ông tị nạn Syria bế con đi bán bút trên đường phố Liban nay đã là chủ 1 lò bánh mỳ và 1 nhà hàng nhỏ, và đang giúp đỡ trở lại người khác ở Syria.
Người cha Syria bế con đi bán bút đổi đời nhờ cộng đồng ảnh 1Anh Abdul Halim al-Attar bế con nhỏ đi bán bút. (Nguồn: metro.co.uk)

Vài tháng trước đây, hình ảnh về một người đàn ông tị nạn Syria bế con gái đang ngủ đi bán bút trên đường phố ở Liban đã trở thành một hiện tượng thu hút sự chú ý của cộng đồng.

Đến nay, câu chuyện này đã có một kết thúc có hậu, khi người cha nhận được hơn 190.000 USD tiền quyên góp từ những người hảo tâm và dùng số tiền này kinh doanh, tạo công ăn việc làm giúp đỡ cho những người Syria tị nạn khác.

Chiến dịch #buypen trên mạng xã hội Twitter đã được lập ra sau khi xuất hiện bức ảnh chụp anh Abdul Halim al-Attar đang tìm cách bán bút bi trên đường phố ở thủ đô Beirut, Liban để kiếm tiền mua thức ăn cho bản thân và con gái.

Chiến dịch đã thu về được hơn 190.000 USD tiền ủng hộ, giúp anh al-Attar bắt đầu cuộc sống mới.

Hiện anh đang là chủ của một lò bánh mỳ, một nhà hàng nhỏ và một quán bánh mỳ kebab, tất cả đều đặt ở Beirut, Liabn.

Anh cũng đã tuyển dụng 16 người Syria tị nạn vào làm việc, và gửi gần 25.000 USD về cho gia đình và bạn bè vẫn đang ở Syria.

“Cuộc đời tôi, cuộc đời các con tôi, và cuộc đời của những người ở Syria mà tôi có thể giúp đỡ đã thay đổi,” anh al-Attar chia sẻ với tờ Telegraph.

Người cha Syria bế con đi bán bút đổi đời nhờ cộng đồng ảnh 2Nhờ lòng hảo tâm của cộng đồng, anh Abdul Halim al-Attar đã mở được một lò bánh mỳ. (Nguồn: metro.co.uk)

Trên thực tế, anh al-Attar mới chỉ nhận được 40% số tiền quyên góp sau chiến dịch.

Do Paypal không hoạt động tại Liban, nên một người bạn của anh al-Attar ở Dubai đang gửi dần tiền sang cho anh.

Tuy nhiên, al-Attar không lấy đó làm phiền phức. Anh chia sẻ với hãng tin AP rằng anh đang nhận được rất nhiều đơn đặt hàng bánh mì tươi và món shawarma.

Con trai anh đã được tới trường sau ba năm nghỉ học, và những người hàng xóm hồ hởi chào đón và tôn trọng anh hơn.

Anh cũng cho biết việc mình bắt đầu kinh doanh là lựa chọn tất yếu, bởi “nếu tôi không đầu tư, tiền sẽ biến mất.”

Anh al-Attar đã đi từ trại tị nạn Yarrmouk của người Palestine ở phía nam Damascus để tới Liban.

Hiện trại tị nạn này đã bị bom đạn từ các cuộc giao tranh phá hủy. Tuy nhiên, trải qua nhiều khó khăn, cuối cùng anh và gia đình đã có cuộc sống bình an vô sự tại Beirut./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục