Chính phủ Nhật Bản và Mông Cổ ngày 21/6 đã nhất trí sẽ tiến hành lập nhóm nghiên cứu chung theo hình thức công-tư nhằm nghiên cứu các khả năng tiến tới ký kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) giữa hai nước.
Theo thỏa thuận vừa đạt được, hai nước sẽ chính thức tiến hành phiên họp đầu tiên của nhóm nghiên cứu vào ngày 24-25/6 tới tại Ulan Bato.
Cuộc họp này sẽ có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, quan chức chính phủ và giới học giả của cả hai nước.
Tại cuộc họp hai bên sẽ trao đổi quan điểm về một số vấn đề trong quan hệ thương mại giữa hai nước, trong đó có cả những vướng mắc trong quan hệ kinh tế song phương và những hạng mục sẽ được đề cập tới trong EPA.
Việc đưa ra kết luận về việc ký kết EPA sẽ được công bố trong mùa Thu năm 2011.
Năm 2009, kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản và Mông Cổ đạt khoảng 110 triệu USD, một con số khá khiêm tốn so với các đối tác kinh tế khác của Nhật Bản.
Nhưng việc thỏa thuận nghiên cứu khả năng ký kết EPA lần này được đánh giá là rất quan trọng đối với Mông Cổ vì đây là lần đầu tiên họ nghiên cứu khả năng ký EPA với nước ngoài.
Nhật Bản cũng rất chờ đợi Hiệp định này vì Mông Cổ là một nước có nguồn tài nguyên rất dồi dào với các loại khoáng sản như đồng đỏ, than đá, thiếc, vonfram và vàng; trong khi Tokyo lại là một trong những nhà nhập khẩu khoáng sản lớn nhất trên thế giới do nguồn tài nguyên khan hiếm./.
Theo thỏa thuận vừa đạt được, hai nước sẽ chính thức tiến hành phiên họp đầu tiên của nhóm nghiên cứu vào ngày 24-25/6 tới tại Ulan Bato.
Cuộc họp này sẽ có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, quan chức chính phủ và giới học giả của cả hai nước.
Tại cuộc họp hai bên sẽ trao đổi quan điểm về một số vấn đề trong quan hệ thương mại giữa hai nước, trong đó có cả những vướng mắc trong quan hệ kinh tế song phương và những hạng mục sẽ được đề cập tới trong EPA.
Việc đưa ra kết luận về việc ký kết EPA sẽ được công bố trong mùa Thu năm 2011.
Năm 2009, kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản và Mông Cổ đạt khoảng 110 triệu USD, một con số khá khiêm tốn so với các đối tác kinh tế khác của Nhật Bản.
Nhưng việc thỏa thuận nghiên cứu khả năng ký kết EPA lần này được đánh giá là rất quan trọng đối với Mông Cổ vì đây là lần đầu tiên họ nghiên cứu khả năng ký EPA với nước ngoài.
Nhật Bản cũng rất chờ đợi Hiệp định này vì Mông Cổ là một nước có nguồn tài nguyên rất dồi dào với các loại khoáng sản như đồng đỏ, than đá, thiếc, vonfram và vàng; trong khi Tokyo lại là một trong những nhà nhập khẩu khoáng sản lớn nhất trên thế giới do nguồn tài nguyên khan hiếm./.
Hồng Hà (TTXVN/Vietnam+)