Theo các nhà kinh tế, Nigeria - quốc gia sản xuất dầu mỏ có dân số đông nhất châu Phi có tham vọng vượt Nam Phi một vài năm về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu tại châu Phi.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng này tại một đất nước có tiềm năng rất lớn, nhưng vấp phải nạn tham nhũng cản trở việc cung cấp cho người dân những lợi ích xã hội cơ bản.
Bà Yvonne Ike, giám đốc của một ngân hàng thương mại Nga (Renaissance Capital ) tại khu vực Tây Phi nói: "Theo ước tính, trong khoảng thời gian từ 3-5 năm tới, nền kinh tế Nigeria ít quan trọng bằng nền kinh tế Nam Phi." Trước hết, đó là một sự thay đổi trong tính toán GDP do Chính phủ Nigeria quyết định, có thể cho phép quốc gia này thu hẹp khoảng cách với Nam Phi.
Theo Ngân hàng Thế giới, trong năm 2011, GDP của Nigeria là 244 tỷ USD so với 408 tỷ USD của Nam Phi. Tuy nhiên, nhà kinh tế Charles Robertson, tại Renaissance Capital cho rằng với việc tính toán mới, có tính đến sự phát triển của giá cả và sản xuất (đã không được xây dựng trong hơn 20 năm) GDP có thể tăng đến 40%.
Cơ quan phân tích Anh (Oxford Analytica) cũng đề cập đến mức tăng trưởng 40% GDP của Nigeria trong khi chỉ ra rằng "cách tính toán này sẽ không thay đổi thực tế của nền kinh tế Nigeria, nhưng nó cho phép làm nổi bật tiềm năng kinh tế của nước này bị đánh giá thấp."
Tăng trưởng kinh tế Nigeria cao hơn rất nhiều so với Nam Phi (dự báo năm 2012 là 6,6% so với 2,5%), quốc gia Tây Phi sẽ vượt qua đối thủ Nam Phi trong những năm tới, nếu xu hướng này tiếp tục. Sự tăng trưởng của nền kinh tế Nigeria chủ yếu dựa vào giá dầu tăng cao và sự bùng nổ trong lĩnh vực điện thoại di động.
Nông nghiệp Nigeria chiếm 40% GDP và nước này đang tìm cách tăng sản xuất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nhà kinh tế Nigeria Bismarck Rewane lưu ý rằng Nigeria có 160 triệu người, so với Nam Phi chỉ có 52 triệu. Do đó, GDP của Nigeria phải gấp ba lần so với GDP của Nam Phi để Nigeria có thể đuổi kịp đối thủ của mình về thu nhập bình quân đầu người.
Hiện nay, nền kinh tế dựa vào nguồn thu nhập của ngành công nghiệp dầu khí chiếm 80% trong tổng doanh thu. Tuy nhiên, một phần lớn dân số sống dưới 2 USD mỗi ngày. Cơ sở hạ tầng đang trong tình trạng hỗn độn và Nigeria không có điện trong vài giờ một ngày. Tham nhũng đã thâm nhập vào tất cả các tầng lớp xã hội, khoảng cách rất lớn giữa người giàu và người nghèo.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các quan chức Nigeria, đã thực hiện các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng như trường hợp của Bộ trưởng Bộ Tài chính Ngozi Okonjo-Iweala, cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, đang phải vật lộn để làm trong sạch chương trình trợ cấp nhiên liệu đặc biệt của chính phủ Nigeria để hỗ trợ giá cho người tiêu dùng.
Theo một cuộc điều tra của quốc hội, chính phủ đã mất 6,8 tỷ USD trong vòng ba năm qua cho chương trình này do chi sai và quản lý kém. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sanusi Lamido Sanusi cũng được quốc tế thừa nhận đã nỗ lực làm trong sạch ngành ngân hàng Nigeria./.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng này tại một đất nước có tiềm năng rất lớn, nhưng vấp phải nạn tham nhũng cản trở việc cung cấp cho người dân những lợi ích xã hội cơ bản.
Bà Yvonne Ike, giám đốc của một ngân hàng thương mại Nga (Renaissance Capital ) tại khu vực Tây Phi nói: "Theo ước tính, trong khoảng thời gian từ 3-5 năm tới, nền kinh tế Nigeria ít quan trọng bằng nền kinh tế Nam Phi." Trước hết, đó là một sự thay đổi trong tính toán GDP do Chính phủ Nigeria quyết định, có thể cho phép quốc gia này thu hẹp khoảng cách với Nam Phi.
Theo Ngân hàng Thế giới, trong năm 2011, GDP của Nigeria là 244 tỷ USD so với 408 tỷ USD của Nam Phi. Tuy nhiên, nhà kinh tế Charles Robertson, tại Renaissance Capital cho rằng với việc tính toán mới, có tính đến sự phát triển của giá cả và sản xuất (đã không được xây dựng trong hơn 20 năm) GDP có thể tăng đến 40%.
Cơ quan phân tích Anh (Oxford Analytica) cũng đề cập đến mức tăng trưởng 40% GDP của Nigeria trong khi chỉ ra rằng "cách tính toán này sẽ không thay đổi thực tế của nền kinh tế Nigeria, nhưng nó cho phép làm nổi bật tiềm năng kinh tế của nước này bị đánh giá thấp."
Tăng trưởng kinh tế Nigeria cao hơn rất nhiều so với Nam Phi (dự báo năm 2012 là 6,6% so với 2,5%), quốc gia Tây Phi sẽ vượt qua đối thủ Nam Phi trong những năm tới, nếu xu hướng này tiếp tục. Sự tăng trưởng của nền kinh tế Nigeria chủ yếu dựa vào giá dầu tăng cao và sự bùng nổ trong lĩnh vực điện thoại di động.
Nông nghiệp Nigeria chiếm 40% GDP và nước này đang tìm cách tăng sản xuất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nhà kinh tế Nigeria Bismarck Rewane lưu ý rằng Nigeria có 160 triệu người, so với Nam Phi chỉ có 52 triệu. Do đó, GDP của Nigeria phải gấp ba lần so với GDP của Nam Phi để Nigeria có thể đuổi kịp đối thủ của mình về thu nhập bình quân đầu người.
Hiện nay, nền kinh tế dựa vào nguồn thu nhập của ngành công nghiệp dầu khí chiếm 80% trong tổng doanh thu. Tuy nhiên, một phần lớn dân số sống dưới 2 USD mỗi ngày. Cơ sở hạ tầng đang trong tình trạng hỗn độn và Nigeria không có điện trong vài giờ một ngày. Tham nhũng đã thâm nhập vào tất cả các tầng lớp xã hội, khoảng cách rất lớn giữa người giàu và người nghèo.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các quan chức Nigeria, đã thực hiện các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng như trường hợp của Bộ trưởng Bộ Tài chính Ngozi Okonjo-Iweala, cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, đang phải vật lộn để làm trong sạch chương trình trợ cấp nhiên liệu đặc biệt của chính phủ Nigeria để hỗ trợ giá cho người tiêu dùng.
Theo một cuộc điều tra của quốc hội, chính phủ đã mất 6,8 tỷ USD trong vòng ba năm qua cho chương trình này do chi sai và quản lý kém. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sanusi Lamido Sanusi cũng được quốc tế thừa nhận đã nỗ lực làm trong sạch ngành ngân hàng Nigeria./.
Hoàng Chiến/Cairo (Vietnam+)