Từ tháng 8/2011 đến nay, nhiều diện tích nha đam tại hai phường Mỹ Bình và Văn Hải (thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận) bị thối và chết hàng loạt, gây thiệt hại cho nhiều hộ nông dân.
Nha đam là một loại nguyên liệu có tác dụng chữa bệnh, được tư thương thu mua nhiều để xuất khẩu. Người dân Ninh Thuận bắt đầu trồng nha đam cách đây khoảng mười năm nhưng từ năm 2008, diện tích cây nha đam của tỉnh được mở rộng và trở thành một trong những cây trồng chủ lực đem lại nguồn thu chính cho nhiều hộ gia đình.
Tại phường Mỹ Bình, hiện nay có khoảng 50ha trồng nha đam, chiếm khoảng 30% diện tích đất nông nghiệp của phường. Năng suất bình quân mỗi sào khoảng 4 tấn/tháng. Với mức giá từ 800 đến 900 đồng/kg, mỗi sào người dân có thể thu nhập từ 3-4 triệu đồng/tháng.
Có thể nói nha đam đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình tại địa phương. Tuy nhiên, ba tháng trở lại đây, nhiều người dân hết sức xót xa khi loại cây trồng kinh tế này bỗng nhiên bị thối và chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân. Nhiều hộ đã phải nhổ bỏ dần nha đam, thiệt hại tới hàng chục triệu đồng.
Những người trồng nha đam ở đây cho biết, ban đầu cây thối ở một điểm nhỏ trên thân (có thể bắt đầu thối từ dưới gốc lên, hoặc từ trên ngọn xuống), sau đó lan dần ra toàn bộ cây, nếu không nhổ bỏ kịp thời sẽ lan rộng ra cả vườn.
Anh Lê Hoài Vũ (ở Khu phố 7, phường Văn Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm) cho biết, gia đình anh trồng 3 sào nha đam, nhưng hiện nay nha đam bị thối rất nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa này.
Anh Vũ không biết cây bị loại bệnh gì để mua thuốc chữa trị nên đành phải nhổ bỏ, ước tính thiệt hại thời gian qua khoảng 30 triệu đồng.
Theo anh Trịnh Thanh Vương, Chủ tịch hội nông dân phường Mỹ Bình, đây là loại bệnh lạ chưa từng xuất hiện nên người trồng nha đam rất bối rối, không biết xử lý thế nào ngoài việc nhổ bỏ cây bị bệnh, rắc vôi bột và trồng lại cây con.
Trên đây mới chỉ là biện pháp tình thế, người trồng nha đam hiện đang rất cần các nhà khoa học kịp thời tìm ra nguyên nhân để có biện pháp phòng trừ hiệu quả hiện tượng nha đam thối lá và chết hàng loạt. Có như vậy, họ mới yên tâm phục hồi lại vườn nha đam, đồng thời tránh được dịch bệnh lây lan trên diện rộng./.
Nha đam là một loại nguyên liệu có tác dụng chữa bệnh, được tư thương thu mua nhiều để xuất khẩu. Người dân Ninh Thuận bắt đầu trồng nha đam cách đây khoảng mười năm nhưng từ năm 2008, diện tích cây nha đam của tỉnh được mở rộng và trở thành một trong những cây trồng chủ lực đem lại nguồn thu chính cho nhiều hộ gia đình.
Tại phường Mỹ Bình, hiện nay có khoảng 50ha trồng nha đam, chiếm khoảng 30% diện tích đất nông nghiệp của phường. Năng suất bình quân mỗi sào khoảng 4 tấn/tháng. Với mức giá từ 800 đến 900 đồng/kg, mỗi sào người dân có thể thu nhập từ 3-4 triệu đồng/tháng.
Có thể nói nha đam đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình tại địa phương. Tuy nhiên, ba tháng trở lại đây, nhiều người dân hết sức xót xa khi loại cây trồng kinh tế này bỗng nhiên bị thối và chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân. Nhiều hộ đã phải nhổ bỏ dần nha đam, thiệt hại tới hàng chục triệu đồng.
Những người trồng nha đam ở đây cho biết, ban đầu cây thối ở một điểm nhỏ trên thân (có thể bắt đầu thối từ dưới gốc lên, hoặc từ trên ngọn xuống), sau đó lan dần ra toàn bộ cây, nếu không nhổ bỏ kịp thời sẽ lan rộng ra cả vườn.
Anh Lê Hoài Vũ (ở Khu phố 7, phường Văn Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm) cho biết, gia đình anh trồng 3 sào nha đam, nhưng hiện nay nha đam bị thối rất nhiều, đặc biệt là vào mùa mưa này.
Anh Vũ không biết cây bị loại bệnh gì để mua thuốc chữa trị nên đành phải nhổ bỏ, ước tính thiệt hại thời gian qua khoảng 30 triệu đồng.
Theo anh Trịnh Thanh Vương, Chủ tịch hội nông dân phường Mỹ Bình, đây là loại bệnh lạ chưa từng xuất hiện nên người trồng nha đam rất bối rối, không biết xử lý thế nào ngoài việc nhổ bỏ cây bị bệnh, rắc vôi bột và trồng lại cây con.
Trên đây mới chỉ là biện pháp tình thế, người trồng nha đam hiện đang rất cần các nhà khoa học kịp thời tìm ra nguyên nhân để có biện pháp phòng trừ hiệu quả hiện tượng nha đam thối lá và chết hàng loạt. Có như vậy, họ mới yên tâm phục hồi lại vườn nha đam, đồng thời tránh được dịch bệnh lây lan trên diện rộng./.
Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)