Thế giới tiếp tục nóng lên xung quanh những luồng phản ứng trái chiều liên quan tới khả năng can thiệp quân sự vào Syria.
Trả lời phỏng vấn báo giới ngày 28/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh hiện đang theo dõi sát sao những diễn biến mới nhất tại Syria, đồng thời hối thúc tất cả các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế trong cuộc khủng hoảng.
Ông Vương Nghị khẳng định lập trường của Trung Quốc phản đối mọi hành động sử dụng vũ khí hóa học và ủng hộ công tác điều tra chuyên nghiệp, công bằng, khách quan và độc lập của Liên hợp quốc song phản đối mọi sự can thiệp hay những phán đoán trước khi có kết quả điều tra cụ thể.
Cùng ngày, phát biểu trong cuộc gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tại thành phố La Hay (Hà Lan), Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov chỉ trích việc một số nước công bố kế hoạch tấn công quân sự nhằm vào Syria là hành động thách thức công khai hiến chương Liên hợp quốc cũng như các chuẩn mực khác của luật pháp quốc tế.
Trước đó, Nga cũng cảnh báo rằng sẽ là vội vàng nếu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đưa ra bất cứ phản ứng nào nhằm trừng phạt cuộc tấn công vũ khí hóa học gần thủ đô Damascus trước khi nhóm thanh sát viên Liên hợp quốc công bố kết quả điều tra cuối cùng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tối 28/8 cũng đã điện đàm với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani, theo đó hai bên nhất trí rằng việc sử dụng vũ khí hóa học là "không thể chấp nhận được" song phản đối hành động can thiệp vào quốc gia đồng minh Syria.
Tuyên bố được đăng tải trên trang web Điện Kremlin sau cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm kiếm một giải pháp chính trị - ngoại giao cho cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này.
Ngày 29/8, hãng thông tấn Interfax đưa tin Nga sẽ điều hai tàu chiến đến khu vực phía Đông Địa Trung Hải nhằm tăng cường sự hiện diện của hải quân nước này do "tình hình nóng lên" tại khu vực trên. Hai tàu được điều động gồm một tàu chống tàu ngầm cỡ lớn thuộc Hạm đội Phương Bắc và một tàu tuần dương trang bị tên lửa thuộc Hạm đội Biển Đen.
["Nga điều thêm tàu chiến hạng nặng đến gần Syria"]
Hiện Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này.
Cùng quan điểm phản đối tấn công Syria, Ngoại trưởng Brazil Luiz Alberto Figueiredo nhấn mạnh Brazil trước sau như một cho rằng mọi sự can thiệp quân sự mà không có sự ủng hộ đầy đủ của Liên hợp quốc đều là vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.
Liên quan tới cáo buộc chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, Ngoại trưởng Brazil nêu rõ cần phải đợi kết quả điều tra chính thức từ Liên hợp quốc.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cũng đã điện đàm với người đồng cấp Anh William Hague, kêu gọi cộng đồng quốc tế có các bước đi ngay lập tức nhằm ngăn chặn đổ máu ở Syria.
Ông Hague đã thông báo với ông Davutoglu về nghị quyết mà Anh soạn thảo với nội dung lên án cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria và cho phép thực thi các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ người dân ở quốc gia bị xung đột tàn phá này. Ông Hague cũng tuyên bố đã đến lúc Hội đồng Bảo an phải có những hành động chịu trách nhiệm về tình hình Syria.
Về phần mình, Thủ tướng New Zealand John Key tuyên bố không loại trừ khả năng nước này sẽ tham gia cuộc tấn công quân sự tại Syria ngay cả trong trường hợp không có sự cho phép từ Liên hợp quốc.
Thủ tướng John Key cho biết ông nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề và rất hy vọng Hội đồng Bảo an có thể đi đến một giải pháp thống nhất. Song trong trường hợp xấu nhất, New Zealand sẽ phải tự cân nhắc và đưa ra quyết định của riêng mình.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng John Key, sự tham gia của New Zealand có thể sẽ mang ý nghĩa ủng hộ tinh thần nhiều hơn là về mặt quân sự.
Trong khi đó, Chính phủ Syria ngày 28/8 đã yêu cầu Liên hợp quốc điều tra ba vụ tấn công được cho là sử dụng vũ khí hóa học do phe chống đối tiến hành ở các vùng ngoại ô Damascus trong ba ngày 22, 24, 25/8 vừa qua.
Đại diện thường trực của Syria tại Liên hợp Bashar Ja'afari cho biết ông đã thay mặt chính phủ chuyển một lá thư với nội dung trên tới Tổng Thư ký Ban Ki-moon và Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Đại diện Liên hợp quốc xác nhận cơ quan này đã nhận được thư của Chính phủ Syria song chưa đưa ra bất cứ phản ứng nào.
Ngày 29/8, phát biểu trước báo giới tại thủ đô Vienna (Áo), Tổng Thư ký Ban Ki-moon thông báo nhóm điều tra vũ khí hóa học Liên hợp quốc sẽ tiếp tục các hoạt động điều tra tới ngày 30/8 và rời khỏi Syria vào sáng 31/8./.
Trả lời phỏng vấn báo giới ngày 28/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh hiện đang theo dõi sát sao những diễn biến mới nhất tại Syria, đồng thời hối thúc tất cả các bên liên quan giữ bình tĩnh và kiềm chế trong cuộc khủng hoảng.
Ông Vương Nghị khẳng định lập trường của Trung Quốc phản đối mọi hành động sử dụng vũ khí hóa học và ủng hộ công tác điều tra chuyên nghiệp, công bằng, khách quan và độc lập của Liên hợp quốc song phản đối mọi sự can thiệp hay những phán đoán trước khi có kết quả điều tra cụ thể.
Cùng ngày, phát biểu trong cuộc gặp Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tại thành phố La Hay (Hà Lan), Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov chỉ trích việc một số nước công bố kế hoạch tấn công quân sự nhằm vào Syria là hành động thách thức công khai hiến chương Liên hợp quốc cũng như các chuẩn mực khác của luật pháp quốc tế.
Trước đó, Nga cũng cảnh báo rằng sẽ là vội vàng nếu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đưa ra bất cứ phản ứng nào nhằm trừng phạt cuộc tấn công vũ khí hóa học gần thủ đô Damascus trước khi nhóm thanh sát viên Liên hợp quốc công bố kết quả điều tra cuối cùng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tối 28/8 cũng đã điện đàm với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani, theo đó hai bên nhất trí rằng việc sử dụng vũ khí hóa học là "không thể chấp nhận được" song phản đối hành động can thiệp vào quốc gia đồng minh Syria.
Tuyên bố được đăng tải trên trang web Điện Kremlin sau cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm kiếm một giải pháp chính trị - ngoại giao cho cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này.
Ngày 29/8, hãng thông tấn Interfax đưa tin Nga sẽ điều hai tàu chiến đến khu vực phía Đông Địa Trung Hải nhằm tăng cường sự hiện diện của hải quân nước này do "tình hình nóng lên" tại khu vực trên. Hai tàu được điều động gồm một tàu chống tàu ngầm cỡ lớn thuộc Hạm đội Phương Bắc và một tàu tuần dương trang bị tên lửa thuộc Hạm đội Biển Đen.
["Nga điều thêm tàu chiến hạng nặng đến gần Syria"]
Hiện Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này.
Cùng quan điểm phản đối tấn công Syria, Ngoại trưởng Brazil Luiz Alberto Figueiredo nhấn mạnh Brazil trước sau như một cho rằng mọi sự can thiệp quân sự mà không có sự ủng hộ đầy đủ của Liên hợp quốc đều là vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.
Liên quan tới cáo buộc chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học tại Syria, Ngoại trưởng Brazil nêu rõ cần phải đợi kết quả điều tra chính thức từ Liên hợp quốc.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cũng đã điện đàm với người đồng cấp Anh William Hague, kêu gọi cộng đồng quốc tế có các bước đi ngay lập tức nhằm ngăn chặn đổ máu ở Syria.
Ông Hague đã thông báo với ông Davutoglu về nghị quyết mà Anh soạn thảo với nội dung lên án cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria và cho phép thực thi các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ người dân ở quốc gia bị xung đột tàn phá này. Ông Hague cũng tuyên bố đã đến lúc Hội đồng Bảo an phải có những hành động chịu trách nhiệm về tình hình Syria.
Về phần mình, Thủ tướng New Zealand John Key tuyên bố không loại trừ khả năng nước này sẽ tham gia cuộc tấn công quân sự tại Syria ngay cả trong trường hợp không có sự cho phép từ Liên hợp quốc.
Thủ tướng John Key cho biết ông nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề và rất hy vọng Hội đồng Bảo an có thể đi đến một giải pháp thống nhất. Song trong trường hợp xấu nhất, New Zealand sẽ phải tự cân nhắc và đưa ra quyết định của riêng mình.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng John Key, sự tham gia của New Zealand có thể sẽ mang ý nghĩa ủng hộ tinh thần nhiều hơn là về mặt quân sự.
Trong khi đó, Chính phủ Syria ngày 28/8 đã yêu cầu Liên hợp quốc điều tra ba vụ tấn công được cho là sử dụng vũ khí hóa học do phe chống đối tiến hành ở các vùng ngoại ô Damascus trong ba ngày 22, 24, 25/8 vừa qua.
Đại diện thường trực của Syria tại Liên hợp Bashar Ja'afari cho biết ông đã thay mặt chính phủ chuyển một lá thư với nội dung trên tới Tổng Thư ký Ban Ki-moon và Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Đại diện Liên hợp quốc xác nhận cơ quan này đã nhận được thư của Chính phủ Syria song chưa đưa ra bất cứ phản ứng nào.
Ngày 29/8, phát biểu trước báo giới tại thủ đô Vienna (Áo), Tổng Thư ký Ban Ki-moon thông báo nhóm điều tra vũ khí hóa học Liên hợp quốc sẽ tiếp tục các hoạt động điều tra tới ngày 30/8 và rời khỏi Syria vào sáng 31/8./.
(TTXVN)