Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố danh sách bổ sung 20 huyện có học sinh được ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng. Theo đó, các em học sinh sẽ được các trường đại học, cao đẳng xem xét tuyển vào trường, không cần thi.
Việc bổ sung này nhằm thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Đó là các huyện: Võ Nhai của Thái Nguyên; Vũ Quang, Hương Khê của Hà Tĩnh; Bắc Trà My của Quảng Nam; Đăk Glong của Đăk Nông; Tân Phú Đông của Tiền Giang; Trà Cú thuộc Trà Vinh; huyện Ngọc Hồi thuộc Kon Tum; Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông của tỉnh Gia Lai; huyện Ea Súp, Buôn Đôn của Đắk Lắk; các huyện Chư Yút, Đăk Mil, Đăk Song, Tuy Đức của tỉnh Đăk Nông và huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập của Bình Phước.
Trước đó, tại Thông tư số 03/2013/TT-BGDĐT ngày 20/3/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định xét tuyển thẳng cho các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại 62 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người; thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.
Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức một năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định./.
Việc bổ sung này nhằm thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Đó là các huyện: Võ Nhai của Thái Nguyên; Vũ Quang, Hương Khê của Hà Tĩnh; Bắc Trà My của Quảng Nam; Đăk Glong của Đăk Nông; Tân Phú Đông của Tiền Giang; Trà Cú thuộc Trà Vinh; huyện Ngọc Hồi thuộc Kon Tum; Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông của tỉnh Gia Lai; huyện Ea Súp, Buôn Đôn của Đắk Lắk; các huyện Chư Yút, Đăk Mil, Đăk Song, Tuy Đức của tỉnh Đăk Nông và huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập của Bình Phước.
Trước đó, tại Thông tư số 03/2013/TT-BGDĐT ngày 20/3/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định xét tuyển thẳng cho các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại 62 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người; thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.
Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức một năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường qui định./.
Phạm Mai (Vietnam+)