Thị trường bán lẻ vẫn hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

Khoảng ba năm nữa thì thị trường bán lẻ, phân phối của Việt Nam sẽ phát triển và có thể cạnh tranh với các thị trường khu vực.
Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ quan trọng vàkhoảng ba năm nữa (năm 2015) thì thị trường bán lẻ, phân phối sẽ phát triển vàcó thể cạnh tranh với các thị trường khu vực.

Bên cạnh đó, xu hướng doanh nghiệp trong nước tăng cường liên kết, liêndoanh với các doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng hệ thống bán lẻ, phân phối càngtạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hệ thống bán lẻ phát triển.

Tuy nhiên theo khảo sát gần đây cho thấy, thị phần thương mại của các hệthống bán lẻ, siêu thị trên thị trường Việt Nam vẫn nhỏ hơn nhiều so với cácnước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thị trường bán lẻ Việt Nam chưaphát triển mạnh như các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia…

Tại hội thảo “Thực trạng và tương lai ngành bán lẻ Việt Nam 2015” doVietnam Supply Chain (Tổ chức phi lợi nhuận dành cho hơn 8.000 chuyên gia trongngành quản lý cung ứng Việt Nam) tổ chức vào 19/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh,các chuyên gia nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam đang đối mặt với nhiềuthách thức vào những tháng cuối năm 2011 và năm 2012, đó là làm sao để tăngtrưởng ổn định và vượt qua những khó khăn do các vấn đề lạm phát, tiếp cận nguồnvốn, chính sách thuế…

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, hiện người tiêu dùng đang cắt giảm chitiêu, nhưng họ thường mua nhiều hàng hóa hơn nếu có khuyến mãi, giảm giá vì vậyđây có thể xem là giải pháp hữu hiệu cho các nhà bán lẻ tận dụng để tăng trưởngdoanh số bán hàng.

Đại diện của hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry cho biết, để đẩy mạnhphát triển hệ thống bán lẻ và kinh doanh thành công tại thị trường Việt Nam,doanh nghiệp cần vượt qua những thách thức trong hệ thống thương mại như quản lývà kiểm tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo nguồn cung… vì ngườitiêu dùng Việt Nam ngày càng coi trọng chất lượng và tính an toàn sản phẩm, điềunày sẽ tạo ra tính cạnh tranh mạnh trong ngành bán lẻ.

Đặc biệt, doanh nghiệp không nên chỉ dừng lại ở việc kiểm soát và thu muasản phẩm mà cần phải xâm nhập vào đời sống, tìm hiểu và đưa ra những giải pháphỗ trợ hoạt động sản xuất của người nông dân.

Hiện tại Việt Nam có gần 1.000 siêu thị không kể Metro, đồng thời nhiềuthương hiệu bán lẻ trong và ngoài nước đang tăng cường sự hiện diện ở Việt Namnhư Co.op Mart, Shop&Go, Kcircle, Big C…/.

Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục