Mặc dù tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2012 nhưng số thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm nay mới đạt 43,7% dự toán cả năm, tương đương số tiền trên 356.000 tỷ đồng.
Con số này vừa được ông Nguyễn Đức Chi, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính nhắc tới trong buổi họp sơ kết 6 tháng đầu năm diễn ra sáng 19/7.
Con số này nếu so với một vài năm trở lại đây là thấp. Cùng thời điểm trên năm ngoái, mặc dù khó khăn nhưng số thu nội địa vẫn đạt gần 45% dự toán. Số thu nội địa trong những năm trước đó là 2010 và 2011 đều vượt 52% dự toán.
Theo Bộ Tài chính, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua sáu tháng đầu năm cũng ở mức thấp và hiện chỉ đạt trên 37% dự toán.
Về chi ngân sách, Bộ Tài chính cho biết, trong nửa đầu năm 2013, số chi đã lên tới trên 448.000 tỷ đồng. Như vậy, mức bội chi trong những tháng qua đã lên tới 57% kế hoạch, tương đương trên 92.000 tỷ đồng.
[Phấn đấu đạt cao nhất thu ngân sách nhà nước 2013]
Trả lời cho những thắc mắc về độ "vênh" khá lớn giữa số thu thực so với dự toán, bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định ngành tài chính đã nỗ lực đưa ra dự toán ngân sách sát thực tiễn nhất.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, trong quá trình thực hiện, công tác thu ngân sách không được như mong muốn bởi một số doanh nghiệp gặp khó khăn nên ngừng triển khai dự án hay kế hoạch sản xuất trước đó.
"Những việc này là không mong muốn nên giữa dự toán và thực tiễn không khớp là bình thường," Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh nói.
Ngoài ra, một yếu tố khác khiến dự toán có độ giãn nhất định so với số thu thực theo bà Minh là do việc xây dựng dự toán thu, chi phải xác định từ tháng Bảy của năm trước đó. Bởi vậy, theo đại diện Bộ Tài chính cho rằng "nhìn bức tranh năm sau vào thời điểm năm trước thì không thể tuyệt đối chính xác."
Đưa ra những giải pháp quản lý ngân sách trong thời gian tới, ông Nguyễn Đức Chi, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính cho biết ngành tài chính sẽ chủ động phối hợp với một số bộ, ngành, địa phương và tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trọng điểm có số thu lớn để tìm giải pháp đột phá để tháo gỡ khó khăn, khơi thông hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, để đảm bảo số thu, phía Bộ Tài chính khẳng định sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra các hoạt động giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá của cá doanh nghiệp FDI và ngành nghề kinh doanh mới như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng.
Đặc biệt, Bộ Tài chính cho biết, sẽ siết việc quản lý với công tác hoàn thuế giá trị gia tăng; trong đó một trong những giải pháp ngành tài chính hướng tới là phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để nắm thông tin các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ để ngăn chặn việc chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng thông qua khấu trừ, hoàn thuế./.
Con số này vừa được ông Nguyễn Đức Chi, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính nhắc tới trong buổi họp sơ kết 6 tháng đầu năm diễn ra sáng 19/7.
Con số này nếu so với một vài năm trở lại đây là thấp. Cùng thời điểm trên năm ngoái, mặc dù khó khăn nhưng số thu nội địa vẫn đạt gần 45% dự toán. Số thu nội địa trong những năm trước đó là 2010 và 2011 đều vượt 52% dự toán.
Theo Bộ Tài chính, số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua sáu tháng đầu năm cũng ở mức thấp và hiện chỉ đạt trên 37% dự toán.
Về chi ngân sách, Bộ Tài chính cho biết, trong nửa đầu năm 2013, số chi đã lên tới trên 448.000 tỷ đồng. Như vậy, mức bội chi trong những tháng qua đã lên tới 57% kế hoạch, tương đương trên 92.000 tỷ đồng.
[Phấn đấu đạt cao nhất thu ngân sách nhà nước 2013]
Trả lời cho những thắc mắc về độ "vênh" khá lớn giữa số thu thực so với dự toán, bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định ngành tài chính đã nỗ lực đưa ra dự toán ngân sách sát thực tiễn nhất.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, trong quá trình thực hiện, công tác thu ngân sách không được như mong muốn bởi một số doanh nghiệp gặp khó khăn nên ngừng triển khai dự án hay kế hoạch sản xuất trước đó.
"Những việc này là không mong muốn nên giữa dự toán và thực tiễn không khớp là bình thường," Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh nói.
Ngoài ra, một yếu tố khác khiến dự toán có độ giãn nhất định so với số thu thực theo bà Minh là do việc xây dựng dự toán thu, chi phải xác định từ tháng Bảy của năm trước đó. Bởi vậy, theo đại diện Bộ Tài chính cho rằng "nhìn bức tranh năm sau vào thời điểm năm trước thì không thể tuyệt đối chính xác."
Đưa ra những giải pháp quản lý ngân sách trong thời gian tới, ông Nguyễn Đức Chi, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính cho biết ngành tài chính sẽ chủ động phối hợp với một số bộ, ngành, địa phương và tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trọng điểm có số thu lớn để tìm giải pháp đột phá để tháo gỡ khó khăn, khơi thông hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, để đảm bảo số thu, phía Bộ Tài chính khẳng định sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra các hoạt động giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá của cá doanh nghiệp FDI và ngành nghề kinh doanh mới như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng.
Đặc biệt, Bộ Tài chính cho biết, sẽ siết việc quản lý với công tác hoàn thuế giá trị gia tăng; trong đó một trong những giải pháp ngành tài chính hướng tới là phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để nắm thông tin các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ để ngăn chặn việc chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng thông qua khấu trừ, hoàn thuế./.
Xuân Dũng (Vietnam+)