Ông Lê Đình Thọ, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa cho biết: "ThanhHóa đánh giá cao và ghi nhận sự hợp tác, giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủtrong thời gian qua; đồng thời khẳng định Thanh Hóa tiếp tục tạo mọi điều kiệnthuận lợi nhất để các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động triển khai cácchương trình, dự án có hiệu quả tại Thanh Hóa trong thời gian tới, nhằm giúptỉnh thực hiện thành công công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xãhội bền vững."
Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động tiếp cận, kêu gọi đầu tư từnhiều nguồn vốn trong nước và nước ngoài, trong đó có nguồn vốn viện trợ từ cáctổ chức phi chính phủ nước ngoài. Giai đoạn từ 2005-2010, Thanh Hóa đã vận độngvà thực hiện 240 chương trình, dự án viện trợ với tổng số tiền khoảng 43 triệuUSD.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 37 tổ chức phi chính phủ được cấp phép đanghoạt động với 51 chương trình, dự án đang triển khai, tổng nguồn viện trợ đượcgiải ngân khoảng 7 triệu USD.
Các dự án phi chính phủ nước ngoài đang triển khai trên địa bàn tỉnh chủ yếutập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, y tế, giáo dục, xãhội, môi trường, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu... Việctriển khai thực hiện các dự án trên đã mang lại ý nghĩa xã hội cao và đóng gópthiết thực cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững của tỉnh.
Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả vậnđộng, sử dụng nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, đóng góp tích cực vàosự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường vàứng phó với biến đổi khí hậu.
Tỉnh tập trung vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo các lĩnh vựchoạt động và các địa bàn. Trong đó, các lĩnh vực hoạt động được ưu tiện vận độngnhư phát triển nông nghiệp và nông hôn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực vàtăng thu nhập cho người dân; hỗ trợ ngành y tế-dân số, bà mẹ và trẻ em; hỗ trợphát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề; giải quyết các vấn đề xã hội; bảo vệmôi trường và khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng ngừa, giảm thiểu thảm hoạthiên tai, tăng cường năng lực cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầuvà cứu trợ khẩn cấp; hỗ trợ giao lưu văn hóa, phát triển du lịch.
Để công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài có hiệu quả, Thanh Hóachú trọng tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoàitại Việt Nam. Đẩy mạnh công tác vận động, tạo môi trường thuận lợi cho tổ chứcphi chính phủ nước ngoài hoạt động viện trợ tại Thanh Hóa.
Tĩnh cũng củng cố, nâng cao năng lực bộ máy và cán bộ làm công tác vận động việntrợ phi chính phủ nước ngoài; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khíchcác hoạt động vận động viện trợ và phát huy hiệu quả của chương trình, dự án phichính phủ nước ngoài tại Thanh Hóa.
Trước mắt, một số dự án, chương trình như "Xây dựng năng lực phòng ngừa rủiro thiên tai dựa vào cộng đồng," "Thử nghiệm lò đun cải tiến và sử dụng thansinh học làm giàu đất bền vững" của tổ chức CARE quốc tế; dự án "Tăng cường nănglực phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai cho các vùng ven biển Thanh Hóa," "Tăng cườngsự tham gia của cộng đồng trong chương trình phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiêntai dựa vào cộng đồng"... của tổ chức Tầm nhìn thế giới; dự án "Trung tâm Hyvọng," "Phát triển cộng đồng" của tổ chức World Together sẽ được triển khai ngaytừ tháng 11/2011 và trong năm 2012.
Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu từ nay đến 2015, mỗi năm phát triển thêm 4-5 tổ chứcphi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Thanh Hóa. Nâng giá trị tài trợ của cáctổ chức phi chính phủ nước ngoài mỗi năm từ 5-10% (tăng 500.000-1 triệu USD),đến năm 2015 giá trị viện trợ trên địa bàn tỉnh đạt mức bình quân chung của cảnước (3 USD/người/năm)./.