'Vũ khí' đặc biệt của Xanh SM Bike trong cuộc đua thị phần ở Việt Nam

Dù mới ra mắt được 2 tháng, từ 14/8 tại Hà Nội và 29/9 tại TP.HCM, Xanh SM Bike đã khuấy đảo thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam khi nhận được sự quan tâm, ủng hộ ngày một lớn của người dùng.
'Vũ khí' đặc biệt của Xanh SM Bike trong cuộc đua thị phần ở Việt Nam ảnh 1Chất lượng dịch vụ 5 sao giúp Xanh SM Bike nhanh chóng trở thành nền tảng gọi xe được đông đảo khách hàng ưa chuộng.

Cước phí cạnh tranh hơn cộng thêm chất lượng dịch vụ tốt hơn và đặc biệt là không tăng giá sốc vào giờ cao điểm hay khi thời tiết xấu là những lợi thế của “xe ôm 5 sao” Xanh SM Bike trước các đối thủ sừng sỏ như Grab hay Gojek khi tăng tốc mở rộng thị phần tại Việt Nam.

Gần 21% phản ứng tích cực khi thảo luận về Xanh SM Bike được một công cụ đo lường đưa ra mới đây được đánh giá là kết quả ít thấy với một dịch vụ gọi xe.

Hơn 95% sắc thái thảo luận tích cực và trung lập

Dù mới ra mắt được 2 tháng, từ 14/8 tại Hà Nội và 29/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Xanh SM Bike đã khuấy đảo thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam khi nhận được sự quan tâm, ủng hộ ngày một lớn của người dùng.

Kết quả đo lường Social Listening của công ty công nghệ dữ liệu Kompa Group vừa công bố cho thấy, chỉ từ ngày 1/8-1/10 đã có 41.010 thảo luận đề cập đến Xanh SM Bike trên khắp các nền tảng mạng xã hội và các trang tin tức, thu được hơn 175.000 lượt tương tác. Trong đó, TikTok và Facebook là 2 kênh tập trung thảo luận chính với 52,79% trên TikTok và 42,45% trên Facebook.

Về sắc thái thảo luận, dữ liệu của Kompa Group chỉ ra rằng, các nội dung tích cực và trung lập chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối, lên tới 95,39%. Trong đó, phản ứng tích cực là 20,81%.

[Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu sau 5 tháng ra mắt thị trường]

Cụ thể, ba chủ đề mà khách hàng của Xanh SM Bike quan tâm nhiều nhất là: giá (chiếm 27,04%), so sánh với các xe ôm công nghệ khác (tỷ lệ 24,62%), chất lượng dịch vụ SM Bike (12,78%).

Từ số liệu này, Kompa Group đánh giá, bên cạnh yếu tố mới mẻ của xe điện thì giá cả và sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ và ưu đãi sẽ là yếu tố nổi lên và được người dùng quan tâm chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu xe ôm công nghệ.

'Vũ khí' đặc biệt của Xanh SM Bike trong cuộc đua thị phần ở Việt Nam ảnh 2Hơn 95% nội dung các cuộc thảo luận về Xanh SM Bike trên mạng xã hội mang sắc thái tích cực và trung tính. (Nguồn: Kompa Group)

“Trước thị trường cạnh tranh gay gắt giữa nhiều hãng xe ôm công nghệ vốn đã rất phổ biến, Xanh SM Bike - một thương hiệu của người Việt - làm thế nào để thu hút người dùng mới và chuyển đổi người dùng từ các đối thủ?” - Kompa Group đặt vấn đề.

Thực tế, câu hỏi này đã được đặt ra ngay từ khi Xanh SM Bike “tham chiến” lĩnh vực xe ôm công nghệ tại Việt Nam. Tại thời điểm đó, thị trường đang là cuộc đua tam mã giữa Grab, Gojek và Be. Tuy nhiên, Xanh SM đã nhanh chóng chứng minh bản lĩnh “non trẻ nhưng không non gan” khi nhanh chóng lập nên kỳ tích 1 triệu khách hàng chỉ sau 1,5 tháng ra mắt.

Đáng nói, cột mốc ấn tượng của Xanh SM Bike đạt được khi dịch vụ này mới chỉ hoạt động tại duy nhất 1 thị trường là Hà Nội. Sẽ không khó để lý giải về bước đi thần tốc này khi “thế lực mới” màu xanh lục lam nắm trong tay những lợi thế vượt trội so với các đối thủ sừng sỏ.

Giá “phải trả” thấp hơn tại đa số thời điểm do không “cõng” thêm phụ phí

Theo công bố của các hãng xe ôm công nghệ, giá khởi hành cho 2km đầu tiên dao động từ 12.500-13.800 đồng; từ km thứ 3, giá dao động từ 4.200-6.000 đồng. Nếu chỉ nhìn bảng giá niêm yết này, Xanh SM Bike dường như kém hấp dẫn hơn các đối thủ. Tuy nhiên, khi đặt xe, cước phí thực tế mà khách hàng phải rút ví để trả cho các hãng cũng khác nhau.

Cụ thể, khi đặt thử dịch vụ của 4 nhà cung cấp vào thời điểm 9 giờ sáng cho cùng một cung đường từ 100 Kim Mã đến 144 Xuân Thủy (Hà Nội) cho ra kết quả: Xanh SM Bike có cước phí rẻ nhất với chỉ 30.000 đồng; Be Bike nhỉnh hơn một chút với cước phí 31.000 đồng. Xếp ở vị trí thứ 3 là Gojek khi khách hàng phải trả 34.000 đồng cho chuyến đi này. Số tiền cao nhất cho cung đường này là 35.000 khi khách hàng di chuyển bằng Grab Bike.

Theo các khách hàng có kinh nghiệm, nguyên nhân của sự chênh lệch này là do công thức tính cước của từng nền tảng là khác nhau. Ngoài ra, các ứng dụng xe công nghệ khác sẽ có thêm các phụ phí, còn đối với Xanh SM Bike giá niêm yết gần như đã là giá cuối cùng. 

'Vũ khí' đặc biệt của Xanh SM Bike trong cuộc đua thị phần ở Việt Nam ảnh 3Bảng cước phí theo công bố của các hãng xe ôm công nghệ.

Cụ thể, Grab là nền tảng duy nhất trên thị trường hiện nay tính thời gian di chuyển vào cước phí với đơn giá là 350 đồng/phút. Theo đó, giá 1 chuyến Grab = giá niêm yết x số km + giá cước thời gian x thời gian dự kiến hoàn thành chuyến đi.

Do đó, chi phí thực tế mà khách hàng phải trả cho cùng một cung đường trên Grab luôn cao hơn các app khác. Đó là chưa kể Grab còn tính thêm phí chờ - loại phụ phí được thu nếu khách hàng ra muộn khiến tài xế phải chờ.

Trong khi đó, Gojek đang tính thêm phí nền tảng trong hai khung giờ 6-9 giờ và 16-20 giờ vào thứ 2 và thứ 7 với mức 2.000 đồng. Thứ 6 và Chủ nhật nền tảng này sẽ tăng thêm 1.000 đồng trong tất cả các khung giờ.

Ngoài ra, khách đặt xe Gojek vào ban đêm phải trả thêm phụ phí 10.000 đồng; phụ phí thay đổi điểm dừng là 7.000 đồng và thay đổi điểm đến là 5.000 đồng.

Tương tự, Be cũng tính phụ phí vào ban đêm là 10.000 đồng, phụ phí thay đổi điểm dừng là 7.000 đồng.

Ngược lại, Xanh SM Bike cố định chi phí theo số km. Cách tính không bao gồm phụ phí của hãng xe màu Cyan được đánh giá là minh bạch hơn, giúp khách hàng biết chính xác chi phí phải bỏ ra cho chuyến đi.

Không tăng giá sốc, chất lượng dịch vụ “5 sao”

Dù là thương hiệu lâu năm và chiếm thị phần áp đảo nhưng Grab, Gojek... luôn bị phàn nàn vì “tật xấu” tăng giá sốc vào các khung giờ cao điểm hoặc khi thời tiết xấu.

Thực tế cho thấy, cước phí GrabBike, Gojek Bike thường xuyên tăng vọt lên gấp 2, thậm chí gấp 3 lần vào khung giờ cao điểm, khi nhu cầu tăng cao theo từng khu vực hay những lúc thời tiết khắc nghiệt. Grab còn từng gây tranh cãi khi thu thêm phí nắng nóng 5.000 đồng/chuyến khiến nhiều khách hàng giận dữ gỡ app và chuyển sang các nền tảng khác.

'Vũ khí' đặc biệt của Xanh SM Bike trong cuộc đua thị phần ở Việt Nam ảnh 4So sánh cước phí của 4 nền tảng gọi xe công nghệ cho cùng một cung đường: Xanh SM Bike cạnh tranh hơn các đối thủ.

Chưa hết, Grab hay Gojek còn phụ thuộc rất lớn vào sự lên xuống thất thường của giá xăng. Thời gian qua, khi giá xăng tăng phi mã, có thời điểm vượt mốc 25.000 đồng/lít, nhiều tài xế xe công nghệ đồng loạt tắt app trong giờ cao điểm khiến khách hàng không thể gọi xe.

Trái ngược với “tính khí thất thường” của các đối thủ chạy xăng, Xanh SM Bike rất được lòng khách hàng khi giá cước tương đối ổn định, ngay cả trong các khung giờ cao điểm.

Với lợi thế của xe điện, tài xế Xanh SM Bike cũng quẳng được gánh lo “chạy nhiều mà thu nhập chẳng bao nhiêu” khi xăng tăng giá. Điều này khiến dịch vụ của Xanh SM không bị gián đoạn do tác động của giá nhiên liệu.

Đặc biệt, xe máy điện vận hành êm ái, không khói thải, không mùi xăng dầu cũng giúp Xanh SM Bike ghi điểm trong mắt người dùng. Cùng với đó, tài xế thái độ thân thiện, lịch sự, tinh thần phục vụ chuyên nghiệp góp phần tạo dựng hình ảnh của dịch vụ vận tải hành khách 5 sao lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

Khi đặt lên bàn cân so sánh, rõ ràng, Xanh SM Bike đang sở hữu nhiều lợi thế hơn hẳn các đối thủ. Đó cũng được xem là nền tảng để dịch vụ gọi xe tân binh tiếp tục mở rộng thị trường ra 6 tỉnh, thành ngay trong năm 2023, đồng thời tạo ra sự thay đổi cuộc chơi trong ngành xe ôm công nghệ./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục