Châu Á tiếp tục củng cố vị thế là một trong những trung tâm đổi mới sáng tạo lớn toàn cầu trong hệ thống đổi mới sáng tạo khoa học và công nghệ của thế giới.
Đánh giá trên được đưa ra trong báo cáo ngày 10/1 của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) ngày 10/1 tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc.
Ông Lý Bảo Đông, Tổng thư ký BFA nhấn mạnh với sự giàu có tài nguyên trí tuệ và truyền thống đổi mới sáng tạo lâu dài, châu Á từ lâu là ngôi nhà lớn cho phát triển và đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Ông cho biết các nền kinh tế châu Á đang bắt kịp với các đối tác ở châu Âu và Bắc Mỹ trong các lĩnh vực quan trọng trong bối cảnh đang diễn ra cuộc cách mạng công nghệ mới.
Hơn nữa, về mặt chất lượng, số lượng và trưởng thành về công nghiệp của đổi mới sáng tạo, các nước châu Á đang phát triển với tốc độ nhanh hơn.
Ông Lý Bảo Đông cho biết thêm đổi mới sáng tạo của Trung Quốc trong các lĩnh vực y tế, sinh học dược, năng lượng mới, công nghệ carbon thấp, vật liệu mới và sản xuất tiên tiến thuộc loại hàng đầu thế giới cả về chất lượng, cũng như số lượng.
Báo cáo của BFA dẫn Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2023, do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới công bố, cho biết 5 nước gồm Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Israel, nằm trong số 15 nền kinh tế đổi mới sáng tạo nhất thế giới.
Ông Lý Bảo Đông cũng lưu ý Đông Nam Á và Đông Á đang thu hẹp khoảng cách với châu Âu về đổi mới sáng tạo./.
ADB nâng dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á
ADB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á từ mức 4,7% đưa ra hồi tháng Chín lên 4,9%.