'Cần tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp'

Phó Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng cần kiểm kiểm soát tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán, trong đó kiểm soát chặt chẽ mua trái phiếu.
'Cần tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp' ảnh 1Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu và chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Ngày 29/12, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2022, lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại lớn tiếp tục nêu ra vấn đề về tăng vốn điều lệ.

Vốn vẫn là vấn đề cấp thiết

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết sự xuất hiện của biến chủng Omicron khiến triển vọng kinh tế, lạm phát toàn cầu năm 2022 khó dự báo đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho ngành ngân hàng.

Theo ông Tú, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ áp lực lạm phát nhất là trong điều kiện chính sách tiền tệ đã được nới lỏng kéo dài trong mấy năm qua.

Phó Thống đốc nhận định dịch bệnh kéo dài trong suốt hai năm và vẫn còn đang diễn biến phức tạp đã, đang và sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và tác động tiêu cực, trực tiếp đến chất lượng tài sản và năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng.

[Tín dụng bơm ra nền kinh tế tăng mạnh những tháng cuối năm]

"Những khó khăn như vòng quay vốn chậm, dòng tiền đứt dãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, gia tăng rủi ro về thu hồi nợ... đến năm 2022 sẽ tác động mạnh hơn đến hoạt động ngân hàng do có độ trễ," ông Tú nói.

Về vấn đề tăng vốn, ông Tú cho rằng nguồn lực cho các ngân hàng thương mại Nhà nước còn bất cập với vai trò và trách nhiệm thực hiện chính sách cũng như việc nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ. 

Cụ thể, việc các ngân hàng này thực hiện nhiều chương trình tín dụng chính sách, gói hỗ trợ nhưng chưa được ngân sách Nhà nước bố trí đủ vốn hoặc chưa được bố trí nguồn cấp bù lãi suất phần nào gây khó khăn cho các đơn vị.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) Phạm Đức Ấn cho biết việc bổ sung vốn điều lệ cho Agribank là hết sức bức thiết để ngân hàng có thể duy trì được tăng trưởng tín dụng từ 8%-10%/năm, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

“Hiện nay có ngân hàng thương mại cổ phần quy mô tín dụng bằng 1/4 so với Agribank nhưng vốn điều lệ đã cao hơn Agribank. Vì vậy, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng sớm xem xét việc để lại lợi nhuận năm 2021 và dành Ngân sách Nhà nước để tăng vốn cho Agribank trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Điều này sẽ tăng giá trị vốn Nhà nước khi cổ phần hóa,“ ông Ấn kiến nghị.

Ông Ấn cũng chia sẻ thêm, theo quy định tại Thông tư 22, tỷ lệ LDR (tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi) giảm từ 90% xuống còn 85% thì với quy mô huy động vốn của Agribank hiện nay, phải duy trì trên 230.000 tỷ không được cho vay. Trong khi đó, do đặc thù nguồn vốn của Agribank chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn của dân cư huy động với lãi suất cao, chiếm 82% tổng nguồn vốn, đối tượng cho vay ưu tiên lãi suất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Agribank lớn.

Người đứng đầu Agribank cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét nâng tỷ lệ này cho các ngân hàng thương mại lên 90% thì Agribank sẽ có thêm khoảng 80.000 tỷ đồng để cho vay và có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho khách hàng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho rằng tăng năng lực tài chính là điều kiện tiên quyết đối với các tổ chức tín dụng để đáp ứng được các chỉ số an toàn và phát triển tín dụng phục vụ đất nước. Vì vậy, áp lực tăng vốn khi tiếp tục thực hiện Basel II nâng cao, Basel III và đặc biệt trong giai đoạn tới 2022-2023, khi Chính phủ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế, đòi hỏi duy trì mức tăng trưởng tín dụng cao.

Theo World Bank, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng Việt Nam đã giảm (từ 13% năm 2015 xuống còn 11,1% vào tháng 6/2021). CAR của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước còn thấp hơn (chỉ khoảng 9,17% với 3 ngân hàng đã áp dụng Thông tư 41 và khoảng hơn 10% với Agribank - hiện đang áp dụng Thông tư 22).

'Cần tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp' ảnh 2

Ông Tú đề xuất Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành có kế hoạch tạo điều kiện tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, trước mắt, thông qua các hình thức phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ cổ tức, từ lợi nhuận còn lại, cổ phiếu cho cán bộ nhân viên (ESOP)… Đặc biệt, cần luật hóa Nghị định 42 nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn và có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng.

Tiếp tc gim mt bng lãi sut cho vay

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đánh giá cao những kết quả mà ngành ngân hàng đạt được trong năm nay. Tín dụng tăng khoảng 13%, mặt bằng lãi suất cho vay giảm đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt là các ngân hàng tiết giảm chi phí để miễn, giảm lãi vay hỗ trợ cho khách hàng.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 dự báo còn diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng tập trung điều hành chủ động linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để vừa kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô vừa hỗ trợ phát triển kinh tế, phấn đấu năm 2022 vợt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% mà Quốc hội đã thông qua.

Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai kịp thời chính sách tiền tệ góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế. Đặc biệt, ông Khái nhấn mạnh phải tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng và hướng dòng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển các dự án kết cấu hạ tầng...

Ngành ngân hàng phải kiểm kiểm soát tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán, trong đó kiểm soát chặt chẽ mua trái phiếu của tổ chức tín dụng để giảm thiểu rủi ro hệ thống.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý ngành ngân hàng cần đặt mục tiêu rõ ràng và có lộ trình cụ thể về xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, trước hết sớm xử lý được các ngân hàng thương mại mua bắt buộc, không để mất an toàn hệ thống.

Trong cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu sớm có kế hoạch, biện pháp đưa nợ xấu trở về trạng thái bình thường gắn với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đề nghị các tổ chức tín dụng xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính năm 2022 bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Các đơn vị phải rà soát, cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, ưu tiên chia cổ tức bằng cổ phiếu… để dành nguồn lực trích lập dự phòng rủi ro và tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục