Tổng thống Bolivia, Evo Morales, ngày 28/1 cáo buộc Chile vi phạm Hiệp ước hòa bình và hữu nghị ký năm 1904, 25 năm sau khi chiến tranh giữa hai nước chấm dứt, đồng thời đề xuất lại với nước láng giềng này phương án đổi khí đốt lấy đường ra biển.
Phát biểu trong phiên họp toàn thể của hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) tại thủ đô Santiago của Chile, Tổng thống Morales tố cáo Chile vi phạm “một cách có hệ thống” Điều 6 của Hiệp ước, theo đó Bolivia được tự do vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Chile và được sử dụng cảng biển của nước này.
Theo nhà lãnh đạo Bolivia, Chile đơn phương “kiểm tra kỹ thuật” và phân biệt đối xử đối với các phương tiện và lái xe của Bolivia.
Cuối thế kỷ 19, Bolivia cùng với đồng minh Peru giao chiến với Chile do tranh chấp khai thác khoáng sản, nhưng đã thất bại và theo Hiệp ước chấm dứt chiến tranh ký năm 1904, Bolivia mất khoảng 400 km bờ biển đã từng sở hữu trước chiến tranh, và không còn đường ra biển.
Năm 1978, Bolivia cắt quan hệ ngoại giao với Chile do không đạt được thỏa thuận về đường ra biển bị mất.
Bolivia có nguồn khí đốt dồi dào, trong khi Chile là nước nhập khẩu tịnh năng lượng nhưng cho đến nay vẫn phải mua khí hóa lỏng từ các nước khác. Tại hội nghị, Tổng thống Morales nhắc lại đề xuất một khi giải quyết xong vấn đề đường ra biển, Bolivia có thể chia sẻ với Chile nguồn tài nguyên trên.
Đáp lại, Tổng thống Chile, Sebastian Pinera, bác bỏ cáo buộc của Bolivia, đồng thời cho biết Chile hiểu và có “cam kết đặc biệt” với tình trạng không có đường ra biển của Bolivia. Theo ông, hơn 70% hàng hóa trao đổi ngoại thương của Bolivia được bốc dỡ tại các cảng của Chile.
Ông cũng tuyên bố Chile không đánh đổi chủ quyền (nhượng lãnh thổ) lấy lợi ích kinh tế (được sử dụng khí đốt của Bolivia).
Lấy lại đường ra biển là một mục tiêu của chính phủ của Tổng thống Morales, vì điều này sẽ cho phép Bolivia thúc đẩy ngoại thương và thoát ra khỏi tình trạng chậm phát triển.
Năm 2011, Tổng thống Morales thông báo sẽ kiện Chile ra tòa án quốc tế, tuy nhiên vẫn để ngỏ khả năng đối thoại giữa hai nước. Hiện tại Bolivia theo dõi vụ Peru kiện Chile về ranh giới biển tại Tòa án công lý quốc tế ở La Hay (Hà Lan) để chuẩn bị kiện Chile tại tòa này.
Trong thông điệp đọc trước Quốc hội mới đây, Tổng thống Morales đưa ra mục tiêu khôi phục đường ra biển vào năm 2025./.
Phát biểu trong phiên họp toàn thể của hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC) tại thủ đô Santiago của Chile, Tổng thống Morales tố cáo Chile vi phạm “một cách có hệ thống” Điều 6 của Hiệp ước, theo đó Bolivia được tự do vận chuyển hàng hóa qua lãnh thổ Chile và được sử dụng cảng biển của nước này.
Theo nhà lãnh đạo Bolivia, Chile đơn phương “kiểm tra kỹ thuật” và phân biệt đối xử đối với các phương tiện và lái xe của Bolivia.
Cuối thế kỷ 19, Bolivia cùng với đồng minh Peru giao chiến với Chile do tranh chấp khai thác khoáng sản, nhưng đã thất bại và theo Hiệp ước chấm dứt chiến tranh ký năm 1904, Bolivia mất khoảng 400 km bờ biển đã từng sở hữu trước chiến tranh, và không còn đường ra biển.
Năm 1978, Bolivia cắt quan hệ ngoại giao với Chile do không đạt được thỏa thuận về đường ra biển bị mất.
Bolivia có nguồn khí đốt dồi dào, trong khi Chile là nước nhập khẩu tịnh năng lượng nhưng cho đến nay vẫn phải mua khí hóa lỏng từ các nước khác. Tại hội nghị, Tổng thống Morales nhắc lại đề xuất một khi giải quyết xong vấn đề đường ra biển, Bolivia có thể chia sẻ với Chile nguồn tài nguyên trên.
Đáp lại, Tổng thống Chile, Sebastian Pinera, bác bỏ cáo buộc của Bolivia, đồng thời cho biết Chile hiểu và có “cam kết đặc biệt” với tình trạng không có đường ra biển của Bolivia. Theo ông, hơn 70% hàng hóa trao đổi ngoại thương của Bolivia được bốc dỡ tại các cảng của Chile.
Ông cũng tuyên bố Chile không đánh đổi chủ quyền (nhượng lãnh thổ) lấy lợi ích kinh tế (được sử dụng khí đốt của Bolivia).
Lấy lại đường ra biển là một mục tiêu của chính phủ của Tổng thống Morales, vì điều này sẽ cho phép Bolivia thúc đẩy ngoại thương và thoát ra khỏi tình trạng chậm phát triển.
Năm 2011, Tổng thống Morales thông báo sẽ kiện Chile ra tòa án quốc tế, tuy nhiên vẫn để ngỏ khả năng đối thoại giữa hai nước. Hiện tại Bolivia theo dõi vụ Peru kiện Chile về ranh giới biển tại Tòa án công lý quốc tế ở La Hay (Hà Lan) để chuẩn bị kiện Chile tại tòa này.
Trong thông điệp đọc trước Quốc hội mới đây, Tổng thống Morales đưa ra mục tiêu khôi phục đường ra biển vào năm 2025./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)