Đường dây 220kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long được xây dựng nhằm truyền tải hết công suất từ các nhà máy điện khu vực Tây Nguyên là Buôn Tua Srah, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Đồng Nai 6 & 6A và Đắk R’Tih bằng cấp điện áp 220kV vào hệ thống điện Quốc gia trong giai đoạn 2012-2020.
Tuy nhiên, kể từ khi khởi công (tháng 9/2011), do vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, nên đoạn tuyến qua các khu vực trên đến nay vẫn chưa thi công được, làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình dự kiến hoàn thành đóng điện trong tháng 10/2012.
Rất nhiều hộ dân đã xây dựng nhà với diện tích lớn trong các vị trí móng, hành lang tuyến tại các huyện Đăk RLấp, huyện Hớn Quản, Thị xã Bình Long và diện tích phần mở rộng trạm biến áp 220kV Bình Long để trục lợi tiền đền bù và gây khó khăn cho triển khai dự án.
Công trình đường dây 220kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long có chiều dài 128km, với 337 vị trí móng trụ và mở rộng trạm biến áp 220kV Bình Long, đi qua 2 tỉnh Đăk Nông (huyện Đăk RLấp) và Bình Phước (huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Hớn Quản và thị xã Bình Long). Đường dây này không chỉ tăng cường khả năng cung cấp điện cho hai tỉnh Đắk Nông, Bình Phước và khu vực miền Nam trong những năm tới mà còn nâng cao độ tin cậy an toàn trong cung cấp điện, giảm tổn thất kỹ thuật, cải thiện chất lượng điện áp trên lưới điện truyền tải khu vực.
Ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung cho biết, theo tiến độ, đến thời điểm hiện nay, công trình đường dây 220kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long đã có thể cơ bản hoàn thành phần xây dựng móng cột, nhưng bị chậm chỉ vì một số hộ dân tự ý xây nhà trên tuyến, cản trở việc thi công.
Cũng theo ông Tuyển, trong quá trình khảo sát những ngôi nhà này không có. Tuy nhiên ngay sau khi cắm mốc, đo đạc để làm các thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng thì hàng loạt ngôi nhà tạm do dân tự xây dựng với diện tích rất lớn trên các vị trí được xác định để xây dựng móng trụ điện, hành lang tuyến và mở rộng trạm biến áp đã bất ngờ xuất hiện. Vấn đề này không chỉ dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ công trình, mà còn làm ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho miền Nam và Thành phố Hồ Chí Minh từ cuối năm 2012.
Theo Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung, qua kiểm đếm có 50 căn nhà do người dân tự ý xây dựng với diện tích gần 30.000m2, thuộc các huyện: Đăk Rlấp (12 nhà), Hớn Quản (23 nhà) và thị xã Bình Long (15 nhà). Có những căn nhà xây tạm trong các vườn cao su, không xây trụ với diện tích mỗi căn nhà từ 1000 đến 2000m2. Nếu chỉ tính đơn giản mỗi 1m2 đền bù theo đơn giá quy định của Ủy ban Nhân dân tỉnh trung bình là 1 triệu đồng/m2 thì với diện tích xây dựng nhà như trên,̀ Nhà nước sẽ thất thoát khoảng 30 tỷ đồng tiền đền bù.
Trạm trưởng Trạm biến áp 220kV Bình Long Nguyễn Tuấn Hải cho biết, sau khi đơn vị tư vấn thiết kế xác định được địa giới mở rộng trạm, nhiều hộ dân xung quanh đã xây nhà tạm, lợp tôn không chắc chắn có nguy cơ xảy ra hiện tượng tôn bay vào Trạm trong mùa mưa bão. Để phòng ngừa nguy cơ sự cố có thể xảy ra ngay lập tức, trạm đã báo cáo chính quyền địa phương có ý kiến, đồng thời vận động nhân dân tháo dỡ các mái tôn. Tuy nhiên, bên cạnh một số hộ dân tự giác tháo dỡ vẫn có hộ dân không hề có động thái nào, việc này nằm ngoài khả năng của trạm.
Từ thực trạng trên, sau khi Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung đề nghị chính quyền địa phương can thiệp, ngày 20/11/2011, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước Bùi Văn Thạch đã ký công văn số 3181/UBND-KTN yêu cầu ủy ban nhân dân các huyện, thị xã nêu trên phối hợp với Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời chỉ đạo không cho phép tự ý xây dựng, cơi nới nhà của trong phạm vi tim móng cột và hành lang. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền các địa phương cũng tổ chức nhiều buổi làm việc để bàn cách giải quyết, tuy nhiên đến nay vẫn chưa bàn giao được mặt bằng cho đơn vị thi công.
Ông Lê Minh Hiếu - Trưởng phòng đền bù Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung đề xuất, để hạn chế việc những người dân tự ý xây nhà trên các tuyến đường dây sau khi cắm mốc nhằm trục lợi tiền đền bù thì phương án tốt nhất là ngay trong giai đoạn khảo sát, sau khi được chính quyền địa phương thỏa thuận tuyến để lập dự án đầu tư, đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế cần phối hợp cùng Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung làm việc với địa phương để công bố dự án, đồng thời mời ngay chính quyền địa phương tham gia ghi nhận và ghi hình tư liệu về hiện trạng thực tế tại khu vực đã được thỏa thuận tuyến công trình đi qua. Có như thế mới hạn chế được phần nào việc tự ý xây nhà hay các công trình nhằm trục lợi tiền đền bù của Nhà nước và có cơ sở để xử lý các công việc sau này.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngoài đường dây 220 kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long, EVN đang tập trung thi công các công trình lưới điện 500kV đồng bộ với Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân và chuẩn bị khởi công công trình nâng dung lượng tụ bù đường dây 500kV Hà Tĩnh-Đà Nẵng và Pleiku-Phú Lâm; đường dây 500kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD. Đây là những công trình trọng điểm cấp điện cho miền Nam sau năm 2013. Hiện nay, công suất của khu vực miền Nam là 9.000MW nhưng đến năm 2015 dự kiến sẽ tăng lên khoảng 14.000MW. Nếu không tập trung triển khai những công trình này, miền Nam sẽ thiếu điện từ sau năm 2013./.
Tuy nhiên, kể từ khi khởi công (tháng 9/2011), do vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, nên đoạn tuyến qua các khu vực trên đến nay vẫn chưa thi công được, làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình dự kiến hoàn thành đóng điện trong tháng 10/2012.
Rất nhiều hộ dân đã xây dựng nhà với diện tích lớn trong các vị trí móng, hành lang tuyến tại các huyện Đăk RLấp, huyện Hớn Quản, Thị xã Bình Long và diện tích phần mở rộng trạm biến áp 220kV Bình Long để trục lợi tiền đền bù và gây khó khăn cho triển khai dự án.
Công trình đường dây 220kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long có chiều dài 128km, với 337 vị trí móng trụ và mở rộng trạm biến áp 220kV Bình Long, đi qua 2 tỉnh Đăk Nông (huyện Đăk RLấp) và Bình Phước (huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Hớn Quản và thị xã Bình Long). Đường dây này không chỉ tăng cường khả năng cung cấp điện cho hai tỉnh Đắk Nông, Bình Phước và khu vực miền Nam trong những năm tới mà còn nâng cao độ tin cậy an toàn trong cung cấp điện, giảm tổn thất kỹ thuật, cải thiện chất lượng điện áp trên lưới điện truyền tải khu vực.
Ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung cho biết, theo tiến độ, đến thời điểm hiện nay, công trình đường dây 220kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long đã có thể cơ bản hoàn thành phần xây dựng móng cột, nhưng bị chậm chỉ vì một số hộ dân tự ý xây nhà trên tuyến, cản trở việc thi công.
Cũng theo ông Tuyển, trong quá trình khảo sát những ngôi nhà này không có. Tuy nhiên ngay sau khi cắm mốc, đo đạc để làm các thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng thì hàng loạt ngôi nhà tạm do dân tự xây dựng với diện tích rất lớn trên các vị trí được xác định để xây dựng móng trụ điện, hành lang tuyến và mở rộng trạm biến áp đã bất ngờ xuất hiện. Vấn đề này không chỉ dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ công trình, mà còn làm ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho miền Nam và Thành phố Hồ Chí Minh từ cuối năm 2012.
Theo Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung, qua kiểm đếm có 50 căn nhà do người dân tự ý xây dựng với diện tích gần 30.000m2, thuộc các huyện: Đăk Rlấp (12 nhà), Hớn Quản (23 nhà) và thị xã Bình Long (15 nhà). Có những căn nhà xây tạm trong các vườn cao su, không xây trụ với diện tích mỗi căn nhà từ 1000 đến 2000m2. Nếu chỉ tính đơn giản mỗi 1m2 đền bù theo đơn giá quy định của Ủy ban Nhân dân tỉnh trung bình là 1 triệu đồng/m2 thì với diện tích xây dựng nhà như trên,̀ Nhà nước sẽ thất thoát khoảng 30 tỷ đồng tiền đền bù.
Trạm trưởng Trạm biến áp 220kV Bình Long Nguyễn Tuấn Hải cho biết, sau khi đơn vị tư vấn thiết kế xác định được địa giới mở rộng trạm, nhiều hộ dân xung quanh đã xây nhà tạm, lợp tôn không chắc chắn có nguy cơ xảy ra hiện tượng tôn bay vào Trạm trong mùa mưa bão. Để phòng ngừa nguy cơ sự cố có thể xảy ra ngay lập tức, trạm đã báo cáo chính quyền địa phương có ý kiến, đồng thời vận động nhân dân tháo dỡ các mái tôn. Tuy nhiên, bên cạnh một số hộ dân tự giác tháo dỡ vẫn có hộ dân không hề có động thái nào, việc này nằm ngoài khả năng của trạm.
Từ thực trạng trên, sau khi Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung đề nghị chính quyền địa phương can thiệp, ngày 20/11/2011, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước Bùi Văn Thạch đã ký công văn số 3181/UBND-KTN yêu cầu ủy ban nhân dân các huyện, thị xã nêu trên phối hợp với Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời chỉ đạo không cho phép tự ý xây dựng, cơi nới nhà của trong phạm vi tim móng cột và hành lang. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền các địa phương cũng tổ chức nhiều buổi làm việc để bàn cách giải quyết, tuy nhiên đến nay vẫn chưa bàn giao được mặt bằng cho đơn vị thi công.
Ông Lê Minh Hiếu - Trưởng phòng đền bù Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung đề xuất, để hạn chế việc những người dân tự ý xây nhà trên các tuyến đường dây sau khi cắm mốc nhằm trục lợi tiền đền bù thì phương án tốt nhất là ngay trong giai đoạn khảo sát, sau khi được chính quyền địa phương thỏa thuận tuyến để lập dự án đầu tư, đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế cần phối hợp cùng Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung làm việc với địa phương để công bố dự án, đồng thời mời ngay chính quyền địa phương tham gia ghi nhận và ghi hình tư liệu về hiện trạng thực tế tại khu vực đã được thỏa thuận tuyến công trình đi qua. Có như thế mới hạn chế được phần nào việc tự ý xây nhà hay các công trình nhằm trục lợi tiền đền bù của Nhà nước và có cơ sở để xử lý các công việc sau này.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngoài đường dây 220 kV Đắk Nông-Phước Long-Bình Long, EVN đang tập trung thi công các công trình lưới điện 500kV đồng bộ với Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân và chuẩn bị khởi công công trình nâng dung lượng tụ bù đường dây 500kV Hà Tĩnh-Đà Nẵng và Pleiku-Phú Lâm; đường dây 500kV Pleiku-Mỹ Phước-Cầu Bông với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD. Đây là những công trình trọng điểm cấp điện cho miền Nam sau năm 2013. Hiện nay, công suất của khu vực miền Nam là 9.000MW nhưng đến năm 2015 dự kiến sẽ tăng lên khoảng 14.000MW. Nếu không tập trung triển khai những công trình này, miền Nam sẽ thiếu điện từ sau năm 2013./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)