Đi chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Ngày nay, nét văn hóa này đang dần bị mất đi bởi chính những người dân thiếu hiểu biết. Tại nơi tôn nghiêm như chùa Bà ở thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương), hàng trăm ngàn người đến đây chỉ để dùng tiền mặt lên tới cả triệu đồng để đổi lấy một bao lì xì giấy.
Sáng 21/2, phóng viên TTXVN tại Bình Dương đã có mặt tại chùa Bà Thiên Hậu (còn gọi là Chùa Bà) chứng kiến cảnh tượng người dân chen lấn trong khuôn viên chật hẹp để tranh giành xin lộc.
Điều đáng nói là đa phần những người đi chùa đều dùng đến tiền, ít thì vài ngàn, nhiều thì cả trăm đến vài triệu tiền mặt để đổi lấy bao lì xì (bên trong có in hình Thiên Hậu Thánh Mẫu hay còn gọi Bà Thiên Hậu) để cầu may đầu năm.
Theo Ban nghi lễ chùa Bà, dịp này nhiều người dân đến Chùa để xin phát lộc (bao lì xì). Bên cạnh đó cũng còn có một số người đến đây vay tiền mặt (đựng trong bao lì xì) để làm ăn. Nếu năm trước làm ăn có dư thì trả lại cho Bà gấp đôi, gấp ba và nhiều hơn nữa. Cho rằng "lộc" của Bà rất "hên" nên nhiều người cuồng tín bằng mọi giá đổi bằng được bao lì xì của chùa.
Trong khuôn viên chùa Bà, ngoài khu vực phát lộc còn có hai chiếc két sắt lớn được khoét miệng đặt trên hành lang lối đi để khách hành hương nhét tiền vào. Dịp lễ Tết này, mỗi ngày chùa Bà đón hàng trăm ngàn lượt khách đến số tiền thu được chắc hẳn không nhỏ.
Đi lễ chùa đầu năm, bên trong chen chúc lấy lộc, bên ngoài tranh giành nhốn nháo. Nhiều khách hành hương bị những người bán hoa, hương, vé số, giữ xe... bao vây, chèo kéo ngay trên đường tạo cảnh tượng không mấy đẹp.
Thậm chí, nạn trộm cắp, móc túi thường xuyên xảy ra khiến nhiều người hành hương đi chùa cầu may lại không may mất tiền, mất điện thoại... Theo anh Võ Văn Ngoãn, bảo vệ Chùa Bà, có nhiều người đi chùa đã khai báo mất ví tiền và điện thoại trong dịp lễ, tết. Hôm mồng 3 Tết vừa qua, một đối tượng móc túi đã bị bắt ngay tại trận và bàn giao cho công an xử lý.
Dù chưa diễn ra lễ hội chính - Rằm tháng Giêng nhưng mỗi ngày chùa Bà đón hàng trăm ngàn lượt người khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Xuân Quý Tỵ cũng là khởi điểm của mùa lễ hội; song thực tế, không nhiều người biết được những ý nghĩa, nét văn hóa tâm linh khi đi lễ chùa. Và những biến tướng đến mức cuồng tín như ở Chùa Bà và ở các nơi thờ Phật khác đáng bị lên án./.
Sáng 21/2, phóng viên TTXVN tại Bình Dương đã có mặt tại chùa Bà Thiên Hậu (còn gọi là Chùa Bà) chứng kiến cảnh tượng người dân chen lấn trong khuôn viên chật hẹp để tranh giành xin lộc.
Điều đáng nói là đa phần những người đi chùa đều dùng đến tiền, ít thì vài ngàn, nhiều thì cả trăm đến vài triệu tiền mặt để đổi lấy bao lì xì (bên trong có in hình Thiên Hậu Thánh Mẫu hay còn gọi Bà Thiên Hậu) để cầu may đầu năm.
Theo Ban nghi lễ chùa Bà, dịp này nhiều người dân đến Chùa để xin phát lộc (bao lì xì). Bên cạnh đó cũng còn có một số người đến đây vay tiền mặt (đựng trong bao lì xì) để làm ăn. Nếu năm trước làm ăn có dư thì trả lại cho Bà gấp đôi, gấp ba và nhiều hơn nữa. Cho rằng "lộc" của Bà rất "hên" nên nhiều người cuồng tín bằng mọi giá đổi bằng được bao lì xì của chùa.
Trong khuôn viên chùa Bà, ngoài khu vực phát lộc còn có hai chiếc két sắt lớn được khoét miệng đặt trên hành lang lối đi để khách hành hương nhét tiền vào. Dịp lễ Tết này, mỗi ngày chùa Bà đón hàng trăm ngàn lượt khách đến số tiền thu được chắc hẳn không nhỏ.
Đi lễ chùa đầu năm, bên trong chen chúc lấy lộc, bên ngoài tranh giành nhốn nháo. Nhiều khách hành hương bị những người bán hoa, hương, vé số, giữ xe... bao vây, chèo kéo ngay trên đường tạo cảnh tượng không mấy đẹp.
Thậm chí, nạn trộm cắp, móc túi thường xuyên xảy ra khiến nhiều người hành hương đi chùa cầu may lại không may mất tiền, mất điện thoại... Theo anh Võ Văn Ngoãn, bảo vệ Chùa Bà, có nhiều người đi chùa đã khai báo mất ví tiền và điện thoại trong dịp lễ, tết. Hôm mồng 3 Tết vừa qua, một đối tượng móc túi đã bị bắt ngay tại trận và bàn giao cho công an xử lý.
Dù chưa diễn ra lễ hội chính - Rằm tháng Giêng nhưng mỗi ngày chùa Bà đón hàng trăm ngàn lượt người khắp các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Xuân Quý Tỵ cũng là khởi điểm của mùa lễ hội; song thực tế, không nhiều người biết được những ý nghĩa, nét văn hóa tâm linh khi đi lễ chùa. Và những biến tướng đến mức cuồng tín như ở Chùa Bà và ở các nơi thờ Phật khác đáng bị lên án./.
Dương Chí Tưởng (Vietnam+)