Trước thông tin người dân và báo chí phản ánh, thời gian qua, việc triển khai “Thu thập phiếu thông tin dân cư,” gồm 32 danh mục, tại 10 quận (Hà Nội) vẫn còn một số tồn tại, bất cập. Bộ Tư pháp cũng đã có văn bản gửi Bộ Công an đề nghị xem xét lại việc thu thập thông tin dân cư mà Công an Hà Nội đang triển khai tại một số địa bàn.
Chiều 18/10, Công an Hà Nội đã trả lời phóng viên báo chí và giải thích rõ hơn liên quan đến vấn đề này.
Ông Lê Học Thu, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Công an Hà Nội thẳng thắn thừa nhận rằng thời gian đầu thực hiện vẫn còn có một số nơi thiếu sót, gây hiểu nhầm và bức xúc cho số ít người dân.
Đó là một vài nơi cảnh sát khu vực không trực tiếp gặp công dân để giải thích, thu thập thông tin; không dùng kèm bản hướng dẫn của Công an Hà Nội để công dân nghiên cứu, kê khai. Một số cảnh sát khu vực đã giao cho tổ trưởng tổ dân phố đưa phiếu thu thập thông tin dân cư cho các hộ, công dân kê khai, dẫn đến một số công dân hiểu chưa đầy đủ về việc cung cấp thông tin.
Chánh Văn phòng Công an Hà Nội cũng khẳng định việc “Thu thập phiếu thông tin dân cư” và Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý dân cư giai đoạn I trên địa bàn thành phố Hà Nội” là cách làm được Công an Hà Nội tính toán rất kỹ, đã được Bộ Công an và thành phố đồng ý.
Ông Thu lý giải mặc dù khi mới nghe qua và bước đầu triển khai thì việc làm này tưởng chừng rất rườm rà, phức tạp, nhưng về chiến lược lâu dài thì hết sức thuận tiện cho người dân khi đi làm các thủ tục, giấy tờ. Ví dụ, khi đã có cơ sở dữ liệu, nhân dân đến làm thủ tục không phải photo nhiều loại giấy tờ hoặc không phải khai đi, khai lại nhiều lần khi làm các thủ tục, giấy tờ khác nhau.
Hà Nội có gần 10 triệu dân (cả công dân chưa có hộ khẩu), việc đi lại rất khó khăn, người dân tập trung đông người, việc chờ đợi làm thủ tục rườm rà sẽ gây tốn kém tiền của và mệt mỏi cho cả người dân, cán bộ làm thủ tục. Việc thu thập thông tin để làm cơ sở dữ liệu ước tính sẽ giảm được mật độ đi lại xuống còn 1/3 lần so với hiện nay.
Theo số liệu Công an Hà Nội đưa ra, hàng năm Công an Hà Nội giải quyết cấp mới, cấp đổi hộ chiếu cho trên 150.000 lượt người; cấp mới, cấp đổi chứng minh nhân dân cho gần 350.000 lượt người; cấp đăng ký mới và sang tên đổi chủ đăng ký xe ôtô, môtô gần 350.000 lượt trường hợp; làm thủ tục đăng ký thường trú và thay đổi đăng ký thường trú cho gần 300.000 trường hợp… Với lượng công việc trên, người dân đến làm thủ tục phải xếp hàng, chờ đợi, kê khai rất nhiều lần, nhiều giấy tờ thủ tục, nhiều thông tin trùng lặp không cần thiết.
Trước câu hỏi của phóng viên cho rằng việc thu thập thông tin cá nhân được giao cho tổ trưởng dân phố liệu có bị tiết lộ thông tin cá nhân ra ngoài, Chánh Văn phòng Công an Hà Nội cho biết tổ trưởng dân phố chỉ làm nhiệm vụ phát “Phiếu thu thập thông tin” và nhiệm vụ thu phiếu là do công an địa phương và được đặt trong quy định “Mật” của ngành. Vì vậy, người dân hết sức yên tâm.
Về đối tượng được lấy phiếu, ông Lê Học Thu cho biết chỉ thu thập những người có hộ khẩu thường trú và người được phát phiếu chứng nhận tạm trú.
Giám đốc Công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cho biết khi đã có cơ sở dữ liệu mọi việc rất thuận tiện và quản lý dễ dàng; người dân có thể làm các thủ tục giấy tờ thông qua Chứng minh nhân dân và tiến tới sẽ bỏ quản lý bằng hộ khẩu.
Việc thu thập thông tin cá nhân là việc làm thường xuyên để quản lý dân cư; bên cạnh đó cũng nhằm “đón đầu” trong việc hiện đại hóa công nghệ, tinh giảm thủ tục, nhất là ở địa bàn Thủ đô. Tuy nhiên, thời gian tới công tác này cần được chỉ đạo sát sao và nghiêm túc hơn, hạn chế sai sót và hiểu nhầm trong nhân dân./.
Chiều 18/10, Công an Hà Nội đã trả lời phóng viên báo chí và giải thích rõ hơn liên quan đến vấn đề này.
Ông Lê Học Thu, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Công an Hà Nội thẳng thắn thừa nhận rằng thời gian đầu thực hiện vẫn còn có một số nơi thiếu sót, gây hiểu nhầm và bức xúc cho số ít người dân.
Đó là một vài nơi cảnh sát khu vực không trực tiếp gặp công dân để giải thích, thu thập thông tin; không dùng kèm bản hướng dẫn của Công an Hà Nội để công dân nghiên cứu, kê khai. Một số cảnh sát khu vực đã giao cho tổ trưởng tổ dân phố đưa phiếu thu thập thông tin dân cư cho các hộ, công dân kê khai, dẫn đến một số công dân hiểu chưa đầy đủ về việc cung cấp thông tin.
Chánh Văn phòng Công an Hà Nội cũng khẳng định việc “Thu thập phiếu thông tin dân cư” và Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý dân cư giai đoạn I trên địa bàn thành phố Hà Nội” là cách làm được Công an Hà Nội tính toán rất kỹ, đã được Bộ Công an và thành phố đồng ý.
Ông Thu lý giải mặc dù khi mới nghe qua và bước đầu triển khai thì việc làm này tưởng chừng rất rườm rà, phức tạp, nhưng về chiến lược lâu dài thì hết sức thuận tiện cho người dân khi đi làm các thủ tục, giấy tờ. Ví dụ, khi đã có cơ sở dữ liệu, nhân dân đến làm thủ tục không phải photo nhiều loại giấy tờ hoặc không phải khai đi, khai lại nhiều lần khi làm các thủ tục, giấy tờ khác nhau.
Hà Nội có gần 10 triệu dân (cả công dân chưa có hộ khẩu), việc đi lại rất khó khăn, người dân tập trung đông người, việc chờ đợi làm thủ tục rườm rà sẽ gây tốn kém tiền của và mệt mỏi cho cả người dân, cán bộ làm thủ tục. Việc thu thập thông tin để làm cơ sở dữ liệu ước tính sẽ giảm được mật độ đi lại xuống còn 1/3 lần so với hiện nay.
Theo số liệu Công an Hà Nội đưa ra, hàng năm Công an Hà Nội giải quyết cấp mới, cấp đổi hộ chiếu cho trên 150.000 lượt người; cấp mới, cấp đổi chứng minh nhân dân cho gần 350.000 lượt người; cấp đăng ký mới và sang tên đổi chủ đăng ký xe ôtô, môtô gần 350.000 lượt trường hợp; làm thủ tục đăng ký thường trú và thay đổi đăng ký thường trú cho gần 300.000 trường hợp… Với lượng công việc trên, người dân đến làm thủ tục phải xếp hàng, chờ đợi, kê khai rất nhiều lần, nhiều giấy tờ thủ tục, nhiều thông tin trùng lặp không cần thiết.
Trước câu hỏi của phóng viên cho rằng việc thu thập thông tin cá nhân được giao cho tổ trưởng dân phố liệu có bị tiết lộ thông tin cá nhân ra ngoài, Chánh Văn phòng Công an Hà Nội cho biết tổ trưởng dân phố chỉ làm nhiệm vụ phát “Phiếu thu thập thông tin” và nhiệm vụ thu phiếu là do công an địa phương và được đặt trong quy định “Mật” của ngành. Vì vậy, người dân hết sức yên tâm.
Về đối tượng được lấy phiếu, ông Lê Học Thu cho biết chỉ thu thập những người có hộ khẩu thường trú và người được phát phiếu chứng nhận tạm trú.
Giám đốc Công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cho biết khi đã có cơ sở dữ liệu mọi việc rất thuận tiện và quản lý dễ dàng; người dân có thể làm các thủ tục giấy tờ thông qua Chứng minh nhân dân và tiến tới sẽ bỏ quản lý bằng hộ khẩu.
Việc thu thập thông tin cá nhân là việc làm thường xuyên để quản lý dân cư; bên cạnh đó cũng nhằm “đón đầu” trong việc hiện đại hóa công nghệ, tinh giảm thủ tục, nhất là ở địa bàn Thủ đô. Tuy nhiên, thời gian tới công tác này cần được chỉ đạo sát sao và nghiêm túc hơn, hạn chế sai sót và hiểu nhầm trong nhân dân./.
Văn Cảnh-Hạnh Quỳnh (Vietnam+)