Phát biểu tại Hội nghị ông Peter Voser, Giám đốc điều hành Tập đoàn dầukhí Royal Dutch Shell (Anh-Hà Lan), nhấn mạnh rằng “các nền kinh tế đang nổi lêncủa châu Á đang đi vào một giai đoạn công nghiệp hóa và đô thị hóa mang tínhlịch sử” và chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm gần hết phần tăng trưởng củanhu cầu thế giới về năng lượng trong 20 năm tới. Mức tiêu thụ năng lượng tăngvọt của các nền kinh tế mới nổi làm thay đổi một cách sâu sắc các trao đổithương mại ở quy mô toàn cầu.
Tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ thông báo, Trung Quốc đã trởthành nhà nhập khẩu số một thế giới về dầu mỏ, vượt qua Mỹ. Trung Quốc hiện tạicũng là nước thu hút đến hơn một nửa lượng than sản xuất trên thế giới hàng năm.
Tại Hội nghị, Tổng Thư ký Hội đồng Năng lượng Thế giới (WEC), ChristophFrei nêu rõ, "lĩnh vực năng lượng đang ở trong một giai đoạn bất trắc chưa từngcó”. Một mặt, nhu cầu năng lượng tiếp tục tăng mạnh, do tăng trưởng kinh tế củanhiều nước nằm ngoài Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhưng bêncạnh đó, áp lực đối với việc thay đổi mô hình năng lượng toàn cầu cũng vô cùnglớn, do những dự báo nghiêm trọng về biến đổi khí hậu, đặc biệt với báo cáo cuốitháng 9/2013 của nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu.
Theo đó, các chính phủ và các ngành công nghiệp đang cùng lúc đứng trướcba áp lực. Thứ nhất, vừa phải bảo đảm được nguồn năng lượng trong bối cảnh dâncư thế giới tiếp tục gia tăng mạnh. Thứ hai, vừa phải bảo đảm giá năng lượngthấp ở mức chấp nhận được và đồng thời gia tăng năng lượng. Thứ ba, không đượclàm trầm trọng thêm tình trạng Trái Đất ấm lên.
Tại châu Á, ngày càng có nhiều đầu tư cho các năng lượng tái tạo, như điệngió, điện Mặt Trời, nhưng, do giá thành sản xuất còn rất cao, nên vị trí của cácnăng lượng xanh vẫn còn giới hạn.
Cuối tháng trước WEC đã công bố bảng xếp hạng chỉ số năng lượng bền vững.Theo đó, ba quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng năm nay là Thụy Sĩ, Đan Mạchvà Thụy Điển. Việt Nam xếp hạng thứ 101 năm nay (so với vị trí 78 năm 2012)./.