Hongkong sẽ tiếp tục giữ vị trí quán quân thế giới về thị trường phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng (IPO) năm thứ hai liên tiếp sau khi đã huy động hơn 51 tỷ USD tính đến đầu tháng 12 năm nay.
Theo Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế Dealogic, Trung tâm tài chính hàng đầu châu Á này đã qua mặt cả New York, lẫn Thâm Quyến hay Thượng Hải để trở thành thị trường IPO nóng nhất trong năm nay.
Hongkong đạt được điều này là nhờ hai đợt IPO "khủng" trị giá tới 22,1 tỷ USD của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc vào mùa Hè và 20,5 tỷ USD của chi nhánh châu Á của Tập đoàn Bảo hiểm AIA của Mỹ hồi tháng 11.
Theo Giáo sư Liu Qiao từ Đại học Hongkong, đó là một thành công nổi trội đưa Hongkong không chỉ trở thành trung tâm tài chính quốc tế có tiếng mà còn là cửa ngõ để tiếp cận thị trường Trung Quốc lục địa rộng lớn đầy tiềm năng.
Hongkong là nơi để các công ty Trung Quốc khai thác nguồn vốn quốc tế vốn chẳng phải dễ dàng mà Thượng Hải có thể nắm được trong ngắn hạn.
Sự nổi lên của Hongkong trong những năm gần đây chủ yếu là do biết khai thác đợt chuyển đổi quy mô lớn từ các doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần tại Trung Quốc lục địa để thu hút các doanh nghiệp lên sàn.
Ngoài ra, Hongkong còn là thị trường có sức lôi cuốn các doanh nghiệp lớn khác từ nước ngoài, trong đó có UC Rusal, hãng sản xuất nhôm lớn nhất thế giới của Nga, vớt đợt IPO 2,2 tỷ USD hồi tháng Giêng. Hay đợt IPO 704 triệu USD sau đó bốn tháng đã đưa Tập đoàn mỹ phẩm L'Occitane trở thành công ty đầu tiên của Pháp niêm yết chào sàn Hongkong. Tiếp đó Tập đoàn khai khoáng khổng lồ Vale của Brazil cũng đã lên sàn Hongkong đầu tháng 12.
Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng sàn Hongkong nên giảm bớt sự lệ thuộc vào các doanh nghiệp Trung Quốc bởi cho tới nay tất cả các ngân hàng chủ chốt tại Trung Quốc đã lên sàn, các "đại gia" còn lại chỉ còn có công ty điện lực và đường sắt.
Hơn nữa, các nhà điều hành sàn Hongkong cũng cần phải tăng cường sự minh bạch cũng như cải thiện khung pháp lý để giữ vững lòng tin của các nhà đầu tư và nâng cao khả năng cạnh tranh với các sàn Thâm Quyến cũng như Thượng Hải./.
Theo Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế Dealogic, Trung tâm tài chính hàng đầu châu Á này đã qua mặt cả New York, lẫn Thâm Quyến hay Thượng Hải để trở thành thị trường IPO nóng nhất trong năm nay.
Hongkong đạt được điều này là nhờ hai đợt IPO "khủng" trị giá tới 22,1 tỷ USD của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc vào mùa Hè và 20,5 tỷ USD của chi nhánh châu Á của Tập đoàn Bảo hiểm AIA của Mỹ hồi tháng 11.
Theo Giáo sư Liu Qiao từ Đại học Hongkong, đó là một thành công nổi trội đưa Hongkong không chỉ trở thành trung tâm tài chính quốc tế có tiếng mà còn là cửa ngõ để tiếp cận thị trường Trung Quốc lục địa rộng lớn đầy tiềm năng.
Hongkong là nơi để các công ty Trung Quốc khai thác nguồn vốn quốc tế vốn chẳng phải dễ dàng mà Thượng Hải có thể nắm được trong ngắn hạn.
Sự nổi lên của Hongkong trong những năm gần đây chủ yếu là do biết khai thác đợt chuyển đổi quy mô lớn từ các doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần tại Trung Quốc lục địa để thu hút các doanh nghiệp lên sàn.
Ngoài ra, Hongkong còn là thị trường có sức lôi cuốn các doanh nghiệp lớn khác từ nước ngoài, trong đó có UC Rusal, hãng sản xuất nhôm lớn nhất thế giới của Nga, vớt đợt IPO 2,2 tỷ USD hồi tháng Giêng. Hay đợt IPO 704 triệu USD sau đó bốn tháng đã đưa Tập đoàn mỹ phẩm L'Occitane trở thành công ty đầu tiên của Pháp niêm yết chào sàn Hongkong. Tiếp đó Tập đoàn khai khoáng khổng lồ Vale của Brazil cũng đã lên sàn Hongkong đầu tháng 12.
Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng sàn Hongkong nên giảm bớt sự lệ thuộc vào các doanh nghiệp Trung Quốc bởi cho tới nay tất cả các ngân hàng chủ chốt tại Trung Quốc đã lên sàn, các "đại gia" còn lại chỉ còn có công ty điện lực và đường sắt.
Hơn nữa, các nhà điều hành sàn Hongkong cũng cần phải tăng cường sự minh bạch cũng như cải thiện khung pháp lý để giữ vững lòng tin của các nhà đầu tư và nâng cao khả năng cạnh tranh với các sàn Thâm Quyến cũng như Thượng Hải./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)