Theo khảo sát sơ bộ của Eurostat, trong quý 2, Eurozone đã đạt mức tăng trưởng0,3% so với quý trước đó. Đây là số liệu tăng trưởng tích cực đầu tiên cho khuvực kể từ quý 3/2011. Dù mức tăng trưởng không cao và không đồng đều, song nhữngkết quả vượt bậc trong lĩnh vực công nghiệp, ngành bán lẻ và kinh doanh đã phầnnào cho thấy dấu hiệu chắc chắn về khả năng Eurozone đang dần thoát khỏi suythoái.
Hơn ba năm qua, những khó khăn kéo dài của "lục địa già" đã ảnh hưởng nặng nềđến nền kinh tế toàn cầu vì châu Âu vẫn được biết đến là một trong những đầu tàukinh tế và khu vực thương mại lớn nhất thế giới. Cuộc khủng hoảng nợ công đeođẳng trong Eurozone đã khiến tăng trưởng kinh tế của Mỹ, Nhật Bản và nhiều nơikhác sụt giảm khi người tiêu dùng và giới kinh doanh châu Âu phải cắt giảm chitiêu.
Trong quý 2 vừa qua, hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone là Đức và Pháp đều có tốcđộ tăng trưởng GDP cao hơn mong đợi với mức tăng lần lượt 0,7% và 0,5%. Nếutrong quý 1, kinh tế Đức mới chỉ thoát khỏi nguy cơ suy thoái trong gangtấc, thì các số liệu trong quý 2 đã củng cố hy vọng nền kinh tế lớn nhất châu Âuđang trên đà tăng trưởng mạnh trở lại trong những tháng còn lại của năm nhờ vàonguồn thu từ xuất khẩu. Đối với Pháp, tốc độ tăng trưởng trong quý 2 cũng là mứccao nhất trong vòng hai năm qua.
Mức tăng sản lượng công nghiệp của EU trong tháng cuối cùng của quý 2 đạt 0,9%,đảo ngược so với mức giảm của những tháng trước đó. Trong các nước thành viênEU, Ireland có sản lượng công nghiệp tăng mạnh nhất với 8,7%. Còn Bồ Đào Nha,nước từng phải xin cứu trợ tài chính, đang phục hồi mạnh mẽ với tăng trưởng 1,1%và là mức tăng GDP lần đầu tiên kể từ năm 2010.
Theo nhà kinh tế cấp cao tại Ngân hàng Berenberg (Đức) Christian Schulz, tốc độtăng trưởng của Bồ Đào Nha được đánh giá là mức tăng mạnh nhất trong số các nềnkinh tế phát triển. Điều này thể hiện một số nước trong Eurozone đang "nhấcchân" khỏi bãi lầy suy thoái.
Suy thoái kinh tế tại Eurozone là hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công, buộc cácchính phủ đang chìm trong nợ nần phải áp dụng những biện pháp cắt giảm chi tiêuđầy đau đớn, khiến các nhà đầu tư lo lắng và gia tăng nghi ngại về khả năng tồntại của Eurozone. Cắt giảm chi tiêu chính phủ và tăng thuế đã tác động tiêu cựctới đời sống của người dân tại nhiều nước khu vực, khiến nền kinh tế chững lạivà đẩy tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone lên mức cao kỷ lục là 12%, với 19 triệungười không có việc làm.
Tại Hy Lạp và Tây Ban Nha, tỷ lệ này vẫn ở mức trên 26%, riêng tỷ lệ thất nghiệptrong giới trẻ lên tới hơn 50%. Còn Italy đã trải qua giai đoạn suy thoái lâunhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên trên12% và tỷ lệ thanh niên không có việc làm cũng là 39%.
Theo giới phân tích, trong bối cảnh u ám như vậy, mức tăng trưởng trong quý 2 sẽchấm dứt tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài trong 6 quý liên tiếp - quãng thờigian suy thoái dài nhất gây tác động lớn tới Eurozone kể từ khi khối này đượcthành lập năm 1999.
Tuy nhiên, đây mới là các số liệu tích cực đầu tiên, trong khi nhiều nền kinh tếkhu vực cùng với hai nước không thuộc Eurozone là Bulgaria và Thụy Điển vẫn tăngtrưởng âm trong quý 2. Tụt lại so với mức tăng trưởng chung của khu vực, các nềnkinh tế lớn thứ ba và thứ tư của Eurozone là Italy và Tây Ban Nha lại suy giảmlần lượt 0,2% và 0,1%. Hà Lan cũng chứng kiến sự sụt giảm 0,2% trong quý 2, cònđảo Síp giảm tới 1,4%. Mặc dù Hy Lạp vẫn chưa cung cấp số liệu tăng trưởng, songnhiều khả năng GDP của nước này có thể giảm 4,6% so với quý 2 năm ngoái và làquý giảm thứ 20 liên tiếp.
Cho dù Eurozone đã thoát suy thoái, nhưng cuộc khủng hoảng nợ chắc chắn chưaqua. Theo ông Jonathan Loynes, kinh tế trưởng khu vực châu Âu của CapitalEconomics, việc Eurozone trở lại với đà tăng trưởng nhẹ chưa thể giải quyết cácvấn đề kinh tế và tài khóa trầm trọng tại nhiều quốc gia thành viên.
Còn nhàkinh tế trưởng Howard Archer của INS Global Insight nhận định sự phục hồi củaEurozone sẽ bị hạn chế bởi những “trở ngại nghiêm trọng” từ các nước đang gặpkhủng hoảng nợ công. Những "trở ngại nghiêm trọng" này là chính sách tài khóavẫn thắt chặt (cho dù một số nước đã được phép linh hoạt hơn), điều kiện về tíndụng tiếp tục chặt chẽ và lĩnh vực ngân hàng còn nhiều vấn đề lớn, thất nghiệp ởmức cao và sức mua của người tiêu dùng vẫn trầm lặng.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Olli Rehn cho rằng các nền kinh tế châu Âu đang dầnlấy lại đà, song vẫn còn nhiều trở ngại đáng kể. Cho đến nay, sự phục hồi vẫnchưa phải xuất phát từ sự phát triển của đầu tư tư nhân, thu nhập, hay tiêu dùnggia tăng và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Gánh nặng của hệ thống tài chính công lớn vànạn thất nghiệp chắc chắn sẽ vẫn tác động xấu và khả năng tăng trưởng kinh tếcủa Eurozone sẽ giảm tốc trong những quý tới. Dự báo sau năm 2015, khu vực nàymới có thể quay lại vùng tăng trưởng mạnh.
Chấm dứt suy thoái kinh tế là một cột mốc quan trọng, nhưng khu vực châu Âu vẫncòn cả một chặng đường dài phía trước, bởi duy trì đà phục hồi kinh tế trong bốicảnh sức ép từ các chính sách "thắt lưng buộc bụng," tỷ lệ thất nghiệp cao, lòngtin của người tiêu dùng và đầu tư ở mức thấp... thực sự là một bài toán nangiải./.