Ngày 8/1, tại bản Lao Khô I, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La), Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân huyện Yên Châu (Sơn La) và chính quyền huyện Xiềng Khọ (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) tổ chức lễ ký kết điểm, hoạt động kết nghĩa giữa bản Lao Khô I và bản Nà Khạng (cụm Phiêng Sa, huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn).
Tham dự có đại diện Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam, chính quyền huyện Yên Châu (Sơn La), huyện Xiềng Khọ (Lào) cùng đông đảo nhân dân hai bản Lao Khô I, Nà Khạng.
Theo nội dung bản quy chế hoạt động kết nghĩa, chính quyền hai bản thống nhất phối hợp, thường xuyên giáo dục tuyên truyền cho quần chúng nhân dân về truyền thống đoàn kết gắn bó giữa bản Lao Khô I (Sơn La) và bản Nà Khạng (Lào) giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của công dân về ý thức quốc gia, quốc giới; chấp hành thực hiện tốt hiệp định, quy chế biên giới Việt Nam-Lào đã được hai Nhà nước ký kết.
Đồng thời, định kỳ một tháng một lần hai bản cử người tham gia, phối hợp với lực lượng biên giới của hai nước tiến hành tuần tra đường biên, cột mốc.
Bên cạnh đó, các cấp chính quyền tăng cường công tác vận động nhân dân hai bản thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân hai bên để xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh toàn diện.
Đại tá Trần Đức Uẩn, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La cho biết việc ký kết nghĩa giữa bản hai bên biên giới nhằm khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân hai bên biên giới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Qua đó, tăng cường mối quan hệ dân tộc, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo.
Từ việc ký kết điểm giữa bản Lao Khô I và bản Nà Khạng, tỉnh Sơn La sẽ rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh nội dung bản quy chế kết nghĩa và nhân rộng mô hình trên toàn tuyến biên giới Sơn La-Hủa Phăn-Luông Pha Băng.
Bản Lao Khô I là nơi sinh sống của gần 100 hộ đồng bào dân tộc Mông thuộc vùng giáp biên có 8km đường biên giới với huyện Xiềng Khọ (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Đây cũng là nơi có Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào, một địa danh lịch sử thiêng liêng, ghi dấu sâu sắc về thời gian hoạt động cách mạng của Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Đội xung phong Lào-Bắc tại Yên Châu, Sơn La giai đoạn từ năm 1948-1950./.
Tham dự có đại diện Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam, chính quyền huyện Yên Châu (Sơn La), huyện Xiềng Khọ (Lào) cùng đông đảo nhân dân hai bản Lao Khô I, Nà Khạng.
Theo nội dung bản quy chế hoạt động kết nghĩa, chính quyền hai bản thống nhất phối hợp, thường xuyên giáo dục tuyên truyền cho quần chúng nhân dân về truyền thống đoàn kết gắn bó giữa bản Lao Khô I (Sơn La) và bản Nà Khạng (Lào) giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của công dân về ý thức quốc gia, quốc giới; chấp hành thực hiện tốt hiệp định, quy chế biên giới Việt Nam-Lào đã được hai Nhà nước ký kết.
Đồng thời, định kỳ một tháng một lần hai bản cử người tham gia, phối hợp với lực lượng biên giới của hai nước tiến hành tuần tra đường biên, cột mốc.
Bên cạnh đó, các cấp chính quyền tăng cường công tác vận động nhân dân hai bản thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân hai bên để xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh toàn diện.
Đại tá Trần Đức Uẩn, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La cho biết việc ký kết nghĩa giữa bản hai bên biên giới nhằm khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân hai bên biên giới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Qua đó, tăng cường mối quan hệ dân tộc, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo.
Từ việc ký kết điểm giữa bản Lao Khô I và bản Nà Khạng, tỉnh Sơn La sẽ rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh nội dung bản quy chế kết nghĩa và nhân rộng mô hình trên toàn tuyến biên giới Sơn La-Hủa Phăn-Luông Pha Băng.
Bản Lao Khô I là nơi sinh sống của gần 100 hộ đồng bào dân tộc Mông thuộc vùng giáp biên có 8km đường biên giới với huyện Xiềng Khọ (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Đây cũng là nơi có Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào, một địa danh lịch sử thiêng liêng, ghi dấu sâu sắc về thời gian hoạt động cách mạng của Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Đội xung phong Lào-Bắc tại Yên Châu, Sơn La giai đoạn từ năm 1948-1950./.
Lê Hữu Quyết (TTXVN)