Sáng 18/1, Đoàn công tác của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã tới hiện trường vụ sập mái Nhà thờ Giáo họ Ngọc Lâm tại xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên để kiểm tra hiện trường.
Đến thời điểm này, lực lượng quân đội và người dân trong xã vẫn đang tiếp tục công tác thu dọn. Phần bê tông bị đổ xuống sàn đã đông cứng, có chỗ độ dày khoảng 20 cm nên lực lượng thu dọn phải dùng khoan bê tông khoan xuống mới xúc được bê tông ra khỏi mặt sàn.
Tại hiện trường cho thấy, phần mái của nhà thờ có độ cao khoảng 10-14 mét, những cây chống có độ dài 3-4 mét, đường kính khoảng 10-12 cm, do nhà thờ được thiết kế theo kiểu mái dốc (dạng 2 mái) nên phần cao nhất của mái phải huy động từ 3-4 cây chống.
Tuy nhiên, những cây chống này được nối vào nhau chỉ bằng đinh và dây thừng. Tại hiện trường, đoàn công tác đã yêu cầu đơn vị thu dọn cần trang phục thêm phương tiện bảo hiểm để đảm bảo an toàn trong quá trình làm.
[Vụ sập mái nhà thờ: Kiểm tra quy trình xây dựng]
Theo báo cáo nhanh của Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên, công trình Nhà thờ Giáo họ Ngọc Lâm có hồ sơ thiết kế do Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn kiến trúc Thái Nguyên lập năm 2011 và được cấp phép xây dựng số 76/GPXD ngày 15/9/2011.
Theo đó, công trình có chiều dài 36m, rộng 12m phần thân, chiều cao đỉnh mái là 14m (tính từ mặt nền), chiều cao chân mái là 9m (tính từ mặt nền), kết cấu khung bê tông cốt thép một nhịp, cột bê tông có tiết diện 220 x 400mm với bước cột là 4 m, nhịp đơn là 12 m, tường xây gạch, phần tháp chuông rộng 14m, với 2 tháp chuông có chiều cao tổng thể 35m. Phần tháp chuông này cũng đã thi công đến khoảng cốt + 9m và không bị ảnh hưởng gì khi xảy ra sự cố.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cũng cho biết thêm, đến thời điểm này, trong số 51 người gặp nạn đã có 3 người tử vong, 5 người bị thương nặng và 5 người đã được xuất viện.
Nguyên nhân vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ./.
Đến thời điểm này, lực lượng quân đội và người dân trong xã vẫn đang tiếp tục công tác thu dọn. Phần bê tông bị đổ xuống sàn đã đông cứng, có chỗ độ dày khoảng 20 cm nên lực lượng thu dọn phải dùng khoan bê tông khoan xuống mới xúc được bê tông ra khỏi mặt sàn.
Tại hiện trường cho thấy, phần mái của nhà thờ có độ cao khoảng 10-14 mét, những cây chống có độ dài 3-4 mét, đường kính khoảng 10-12 cm, do nhà thờ được thiết kế theo kiểu mái dốc (dạng 2 mái) nên phần cao nhất của mái phải huy động từ 3-4 cây chống.
Tuy nhiên, những cây chống này được nối vào nhau chỉ bằng đinh và dây thừng. Tại hiện trường, đoàn công tác đã yêu cầu đơn vị thu dọn cần trang phục thêm phương tiện bảo hiểm để đảm bảo an toàn trong quá trình làm.
[Vụ sập mái nhà thờ: Kiểm tra quy trình xây dựng]
Theo báo cáo nhanh của Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên, công trình Nhà thờ Giáo họ Ngọc Lâm có hồ sơ thiết kế do Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn kiến trúc Thái Nguyên lập năm 2011 và được cấp phép xây dựng số 76/GPXD ngày 15/9/2011.
Theo đó, công trình có chiều dài 36m, rộng 12m phần thân, chiều cao đỉnh mái là 14m (tính từ mặt nền), chiều cao chân mái là 9m (tính từ mặt nền), kết cấu khung bê tông cốt thép một nhịp, cột bê tông có tiết diện 220 x 400mm với bước cột là 4 m, nhịp đơn là 12 m, tường xây gạch, phần tháp chuông rộng 14m, với 2 tháp chuông có chiều cao tổng thể 35m. Phần tháp chuông này cũng đã thi công đến khoảng cốt + 9m và không bị ảnh hưởng gì khi xảy ra sự cố.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cũng cho biết thêm, đến thời điểm này, trong số 51 người gặp nạn đã có 3 người tử vong, 5 người bị thương nặng và 5 người đã được xuất viện.
Nguyên nhân vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ./.
Thu Hằng-Lan Anh (TTXVN)