Ngày 5/3, Mỹ đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên liên quan đến vụ thử hạt nhân lần thứ ba của Bình Nhưỡng hồi tháng 2 vừa qua.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice đã gửi tới 14 nước ủy viên Hội đồng Bảo an một bản dự thảo nghị quyết về trừng phạt Triều Tiên có khả năng được đưa ra bỏ phiếu vào ngày 7/3.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp kín, bà Rice cho biết bản nghị quyết này nếu được thông qua sẽ đẩy lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên lên một mức độ cao nhất từ trước tới nay.
Trung Quốc - đồng minh thân cận của Bình Nhưỡng - đã lên tiếng ủng hộ quyết định trừng phạt của Hội đồng Bảo an, phản đối hành động thử hạt nhân của Triều Tiên và kêu gọi cộng đồng quốc tế phải sớm có hành động chấm dứt chương trình nguy hiểm này.
Tuy nhiên, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Lý Bảo Đông cũng nhấn mạnh Liên hợp quốc nên tập trung làm dịu căng thẳng thông qua con đường ngoại giao.
[Nghị quyết mới của LHQ tăng trừng phạt Triều Tiên]
Theo một nguồn tin từ phía Liên hợp quốc, bản dự thảo mới bổ sung 3 cá nhân và 2 tập đoàn vào danh sách chịu lệnh phong tỏa tài sản và cấm đi lại, đưa danh sách trừng phạt lên con số 17 công ty và 9 cá nhân.
Nghị quyết cũng buộc các quốc gia và cá nhân phải ngừng toàn bộ các giao dịch tài chính liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa cũng như xuất khẩu vũ khí của Triều Tiên; khám xét các tàu thuyền đáng nghi; tăng cường giám sát các nhà ngoại giao Triều Tiên đồng thời nhấn mạnh các nước trong Liên hợp quốc phải từ chối không cho đi qua không phận của mình các máy bay nghi ngờ chuyên chở vật liệu cấm cho Triều Tiên.
[“Triều Tiên thử hạt nhân đối phó sự thù địch của Mỹ]
Ngoài ra, Hội đồng Bảo an cũng yêu cầu bổ sung danh mục các vật liệu và công nghệ cấm buôn bán áp đặt với Triều Tiên nhằm ngăn lại chương trình làm giàu uranium của quốc gia này.
Vụ thử hạt nhân ngày 12/2 là lần thử hạt nhân thứ ba và là lần có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Bình Nhưỡng. Nhiều chuyên gia và nhà ngoại giao hiện đang lo ngại Triều Tiên đang lên kế hoạch về một vụ thử hạt nhân tiếp theo./.
Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice đã gửi tới 14 nước ủy viên Hội đồng Bảo an một bản dự thảo nghị quyết về trừng phạt Triều Tiên có khả năng được đưa ra bỏ phiếu vào ngày 7/3.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp kín, bà Rice cho biết bản nghị quyết này nếu được thông qua sẽ đẩy lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên lên một mức độ cao nhất từ trước tới nay.
Trung Quốc - đồng minh thân cận của Bình Nhưỡng - đã lên tiếng ủng hộ quyết định trừng phạt của Hội đồng Bảo an, phản đối hành động thử hạt nhân của Triều Tiên và kêu gọi cộng đồng quốc tế phải sớm có hành động chấm dứt chương trình nguy hiểm này.
Tuy nhiên, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Lý Bảo Đông cũng nhấn mạnh Liên hợp quốc nên tập trung làm dịu căng thẳng thông qua con đường ngoại giao.
[Nghị quyết mới của LHQ tăng trừng phạt Triều Tiên]
Theo một nguồn tin từ phía Liên hợp quốc, bản dự thảo mới bổ sung 3 cá nhân và 2 tập đoàn vào danh sách chịu lệnh phong tỏa tài sản và cấm đi lại, đưa danh sách trừng phạt lên con số 17 công ty và 9 cá nhân.
Nghị quyết cũng buộc các quốc gia và cá nhân phải ngừng toàn bộ các giao dịch tài chính liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa cũng như xuất khẩu vũ khí của Triều Tiên; khám xét các tàu thuyền đáng nghi; tăng cường giám sát các nhà ngoại giao Triều Tiên đồng thời nhấn mạnh các nước trong Liên hợp quốc phải từ chối không cho đi qua không phận của mình các máy bay nghi ngờ chuyên chở vật liệu cấm cho Triều Tiên.
[“Triều Tiên thử hạt nhân đối phó sự thù địch của Mỹ]
Ngoài ra, Hội đồng Bảo an cũng yêu cầu bổ sung danh mục các vật liệu và công nghệ cấm buôn bán áp đặt với Triều Tiên nhằm ngăn lại chương trình làm giàu uranium của quốc gia này.
Vụ thử hạt nhân ngày 12/2 là lần thử hạt nhân thứ ba và là lần có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Bình Nhưỡng. Nhiều chuyên gia và nhà ngoại giao hiện đang lo ngại Triều Tiên đang lên kế hoạch về một vụ thử hạt nhân tiếp theo./.
(TTXVN)