Người dân Cát Trù thức đêm luộc “bánh chưng dâng Vua” phục vụ “Thượng đế”

Nghề làm bánh chưng Cát Trù (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) có quanh năm, đặc biệt vào các dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu lại tăng cao và đây được coi là vụ sản xuất chính trong năm.

Bánh chưng Đất Tổ - là thương hiệu đặc sản của làng Cát Trù (xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ). Nơi đây được biết đến là vùng đất có truyền thống lâu đời, các nghệ nhân giàu kinh nghiệm làm ra những chiếc bánh chưng thơm ngon dâng lên Vua Hùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bánh chưng Đất Tổ - là thương hiệu đặc sản của làng Cát Trù (xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ). Nơi đây được biết đến là vùng đất có truyền thống lâu đời, các nghệ nhân giàu kinh nghiệm làm ra những chiếc bánh chưng thơm ngon dâng lên Vua Hùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 1.jpg
Bánh chưng Đất Tổ - là thương hiệu đặc sản của làng Cát Trù (xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ). Nơi đây được biết đến là vùng đất có truyền thống lâu đời, các nghệ nhân giàu kinh nghiệm làm ra những chiếc bánh chưng thơm ngon dâng lên Vua Hùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 2.jpg
Những ngày này, cơ sở sản xuất bánh chưng Chính Ảnh nổi tiếng của bà Nguyễn Thị Ảnh luôn đỏ lửa ngày đêm để phục vụ cho nhu cầu cận Tết. Hiện trong làng có khoảng 4 - 5 cơ sở sản xuất bánh chưng đặc sản như bà Ảnh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 3.jpg
Huyện Cẩm Khê sở hữu bãi bồi đầy ắp phù sa màu mỡ tạo điều kiện cho lá dong phát triển xanh tốt. Nhờ đó mà làng nghề gói bánh chưng có điều kiện phát triển và tồn tại đến tận ngày nay. Người dân địa phương không phải nhập lá dong ở bất cứ đâu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 4.jpg
Khâu lựa chọn nguyên liệu rất quan trọng để tạo nên loại bánh chưng đặc sản Cát Trù. Gạo được chọn là gạo nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung trồng ở Thái Bình, Nam Định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 5.1.jpg
vnp_banh chung cat tru 5.2.jpg
Đỗ xanh được cân đến từng lạng trước khi được vo tròn sẵn sàng làm nhân bánh chưng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 6.1.jpg
Thịt lợn thường là thịt ba chỉ hoặc thịt nửa mỡ nửa nạc được bà Ảnh nhập từ những nguồn uy tín. Thịt được thái thành từng miếng rộng khoảng 4-5cm sau đó ướp gia vị cho đậm đà. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 7.jpg
Bà Nguyễn Thị Ảnh, người đã 9 lần đoạt giải cao trong hội thi làm bánh chưng dâng các Vua Hùng chia sẻ cứ bắt đầu tầm khoảng từ ngày 15/12 Âm lịch đến Tết Nguyên Đán, cơ sở của bà phải huy động gần 30 người trong gia đình, làng xóm để đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp Tết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 8.jpg
Bà Nguyễn Thị Ảnh sinh ra trong một gia đình 3 đời làm nghề gói bánh chưng. Ngay từ nhỏ, bà đã phụ bố mẹ rửa lá, đãi gạo, gói bánh. Đến hiện tại, bà đã và đang truyền nghề cho 3 cậu con trai trong gia đình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 9.jpg
Dù không gói bánh bằng khuôn nhưng bánh chưng Cát Trù vẫn được người dân cả nước đánh giá vuông vức, đều đẹp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 10.1.jpg
vnp_banh chung cat tru 10.2.jpg
Bà Ảnh chia sẻ, để chiếc bánh vuông đẹp lúc gói phải đỗ trong gạo, gạo trong lá và gói chặt tay. Khi bánh chín sẽ có màu xanh dịu nhẹ của lá dong, vị thơm sánh quyện của đỗ xanh với thịt lợn, dẻo ngon của gạo nếp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 11.jpg
Bánh sau khi gói ngay lập tức mang đi luộc. Một mẻ bánh được luộc chín trung bình mất khoảng 10 tiếng.(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 12.1.jpg
vnp_banh chung cat tru 12.2.jpg
vnp_banh chung cat tru 12.3.jpg
Những ngày trong năm cơ sở của bà Ảnh chỉ cần dùng 3 nồi điện để luộc bánh chưng. Dịp cận Tết như cầu tăng cao, bà Ảnh phải huy động thêm 4 nồi củi để đáp ứng được nhu cầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 13.jpg
Các khâu luộc, vớt bánh chưng đều được căn thời gian rất chặt chẽ. Mỗi nồi có thể chứa được 300 chiếc bánh chưng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 14.1.jpg
vnp_banh chung cat tru 14.2.jpg
Khi bánh chín sẽ được vớt ra đặt đều trên một tấm ván để bánh ráo nước, rền và ngon, có màu tươi xanh hấp dẫn và có thể để lâu không bị mốc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 15.jpg
Bà Ảnh cũng chia sẻ trong dịp Tết này, cơ sở của bà phải sản xuất từ 50 - 60 ngàn bánh chưng. Bánh được chuyển đi khắp các siêu thị, nhà hàng, tỉnh thành cả nước, thậm chí xuất sang nước ngoài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 16.1.jpg
Bánh sau khi chín sẽ được vớt ra mang phơi khoảng 10 tiếng sau đó đi hút chân không và vận chuyển đi khắp nơi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 17.jpg
Mặc dù đã chuyên biệt hóa từng khâu gói bánh chưng nhưng bà Ảnh vẫn tự tay đi kiểm tra từng mẻ bánh để đảm bảo chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_banh chung cat tru 18.1.jpg
Quá trình tạo nên chiếc bánh chưng Cát Trù rất kỳ công, đòi hỏi người gói có kỹ thuật, tâm huyết, thổi được hồn vào từng chiếc bánh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ít nhất 24 người thiệt mạng do cháy rừng tại Mỹ

Ít nhất 24 người thiệt mạng do cháy rừng tại Mỹ

Chính quyền hạt Los Angeles, bang California cho biết số người thiệt mạng do cháy rừng đã tăng lên 24 người, gió mạnh, độ ẩm thấp và thảm thực vật khô cằn khiến công tác dập lửa gặp nhiều khó khăn.

Một ngôi nhà bốc cháy dữ dội do ảnh hưởng từ cháy rừng tại Altadena, California. (Nguồn: Reuters)

Vụ cháy rừng nghiêm trọng ở Los Angeles phơi bày sự bất ổn của thị trường nhà đất Mỹ

Một trong những hậu quả lớn nhất từ thảm họa cháy rừng đang xảy ra ở Mỹ là áp lực giảm giá tác động lên thị trường nhà đất. Các chuyên gia dự đoán, sau vụ cháy rừng ở Los Angeles, vấn đề sụt giá nhà vì thảm họa thiên nhiên chắc chắn sẽ lan rộng sang các vùng khác ở nước Mỹ.