Nhằm làm dịu những quan ngại về chương trình giám sát của chính phủ, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) ngày 17/6 cho biết sẽ có kế hoạch công bố các chi tiết liên quan đến các âm mưu khủng bố được lực lượng an ninh kịp thời phát giác và ngăn chặn có đóng góp không nhỏ của chương trình giám sát được NSA thành lập cách đây 6 năm.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, nữ nghị sĩ Dianne Feinstein nhấn mạnh việc công bố các chi tiết trên nhằm chứng minh cách thức hoạt động cũng như tính pháp lý của PRISM.
Bà Feinstein nêu rõ PRISM đã góp phần ngăn chặn loạt âm mưu tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ và hơn 20 nước trên thế giới. Nhằm xoa tan sự nghi ngờ về mức độ an toàn và phạm vi hoạt động của chương trình thu thập thông tin, nữ chủ tịch ủy ban đầy quyền lực trên nhấn mạnh chương trình này dưới sự giám sát của điều khoản 215 của Đạo luật Patriot với mục đích đảm bảo an ninh quốc gia.
Đánh giá cao quyết định trên, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers hy vọng người dân Mỹ sẽ có những kết luận mang tính ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với những nỗ lực và hoạt động của cơ quan tình báo Mỹ. Tuy nhiên, một số nghị sĩ Mỹ khác lại có ý kiến chỉ trích hệ thống này.
Ngày 25/5 vừa qua, Snowden, từng làm trong lĩnh vực an ninh mạng cho CIA, đã bay tới Hong Kong (Trung Quốc) và sau đó tiết lộ việc NSA từ năm 2007 đã theo đuổi một chương trình tuyệt mật gọi là PRISM, cho phép NSA và Cục Điều tra liên bang (FBI) truy cập trực tiếp vào hệ thống máy chủ của các công ty mạng hàng đầu của Mỹ để thu thập thông tin, nghe lén các cuộc gọi điện thoại của hàng triệu người Mỹ ở trong nước, cũng như hoạt động Internet của những người Mỹ ở nước ngoài.
Một số nghị sỹ Mỹ mô tả hành động tiết lộ thông tin của Snowden là "phản quốc" và đòi áp dụng biện pháp trừng phạt nặng nhất và yêu cầu dẫn độ Snowden về Mỹ để đưa ra xét xử trong thời gian sớm nhất./.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, nữ nghị sĩ Dianne Feinstein nhấn mạnh việc công bố các chi tiết trên nhằm chứng minh cách thức hoạt động cũng như tính pháp lý của PRISM.
Bà Feinstein nêu rõ PRISM đã góp phần ngăn chặn loạt âm mưu tấn công khủng bố nhằm vào Mỹ và hơn 20 nước trên thế giới. Nhằm xoa tan sự nghi ngờ về mức độ an toàn và phạm vi hoạt động của chương trình thu thập thông tin, nữ chủ tịch ủy ban đầy quyền lực trên nhấn mạnh chương trình này dưới sự giám sát của điều khoản 215 của Đạo luật Patriot với mục đích đảm bảo an ninh quốc gia.
Đánh giá cao quyết định trên, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers hy vọng người dân Mỹ sẽ có những kết luận mang tính ủng hộ mạnh mẽ hơn đối với những nỗ lực và hoạt động của cơ quan tình báo Mỹ. Tuy nhiên, một số nghị sĩ Mỹ khác lại có ý kiến chỉ trích hệ thống này.
Ngày 25/5 vừa qua, Snowden, từng làm trong lĩnh vực an ninh mạng cho CIA, đã bay tới Hong Kong (Trung Quốc) và sau đó tiết lộ việc NSA từ năm 2007 đã theo đuổi một chương trình tuyệt mật gọi là PRISM, cho phép NSA và Cục Điều tra liên bang (FBI) truy cập trực tiếp vào hệ thống máy chủ của các công ty mạng hàng đầu của Mỹ để thu thập thông tin, nghe lén các cuộc gọi điện thoại của hàng triệu người Mỹ ở trong nước, cũng như hoạt động Internet của những người Mỹ ở nước ngoài.
Một số nghị sỹ Mỹ mô tả hành động tiết lộ thông tin của Snowden là "phản quốc" và đòi áp dụng biện pháp trừng phạt nặng nhất và yêu cầu dẫn độ Snowden về Mỹ để đưa ra xét xử trong thời gian sớm nhất./.
(TTXVN)