Trong một tuyên bố chung đưa ra sau một cuộc điện đàm cuối tuần qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tỏ rõ quyết tâm "làm tất cả" để bảo toàn Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone), sau khi các thị trường tài chính lại trải qua một tuần sóng gió.
Bà Merkel và ông Hollande, lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone, nêu rõ cam kết giữ vững Eurozone và nhấn mạnh sự đoàn kết ủng hộ chính trị của họ (đối với đồng tiền chung) cần được gắn với những nỗ lực nghiêm túc (của các nước) trong việc thực hiện những cải cách về ngân sách tài chính và kinh tế.
Hai nhà lãnh đạo cho rằng các nước thành viên Eurozone cũng như các định chế của châu Âu cần thể hiện trách nhiệm của mình.
Cả hai nước nhấn mạnh tới sự cần thiết phải thực thi nhanh chóng những quyết định đã được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) hồi cuối tháng 6.
Trước cuộc điện đàm, ông Hollande nói ông cùng bà Merkel sẽ thảo luận về những cải cách kinh tế được đề xuất tại hội nghị vào tháng trước cũng như việc thực hiện những cải cách đối với trường hợp Tây Ban Nha.
Trong tuần qua, chi phí vay mượn của Tây Ban Nha tăng vọt lên trên 7%, mức mà Ireland, Bồ Đào Nha và Hy Lạp đã buộc phải xin cứu trợ.
Trong khi đó, các số liệu chính thức được công bố vào cuối tuần cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong quý II vừa qua đã lên tới gần 25%.
Trước đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đã cam kết sẽ "làm bất tất cả những gì cần thiết để bảo vệ đồng euro."
Cam kết này của Chủ tịch ECB đã làm cho các thị trường tài chính vốn chưa hết lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ trở nên phấn khích và cũng nhờ đó, đồng euro có được động lực tăng giá.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble hoan nghênh cam kết của ông Draghi, song cho rằng điều quan trọng nhất vẫn là những nỗ lực cải cách của các nước nhằm đẩy lùi cuộc khủng hoảng nợ mà kèm theo đó là khủng hoảng niềm tin.
Ông Schaeuble dẫn ra việc Tây Ban Nha và Italia đang đi những bước quyết định nhằm khống chế nợ công và khôi phục sự ổn định tài chính, đồng thời đánh giá các chương trình kinh tế của Bồ Đào Nha và Ailen đang đi đúng hướng.
Ông Schaeuble không trực tiếp đề cập đến chương trình mua trái phiếu của ECB, trong khi ngân hàng trung ương Đức Bundesbank thì vẫn lên tiếng phản đối khi cho rằng giải pháp này không khác gì việc ECB in tiền để tài trợ cho nước đang mắc nợ, điều bị cấm tuyệt đối theo quy định./.
Bà Merkel và ông Hollande, lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone, nêu rõ cam kết giữ vững Eurozone và nhấn mạnh sự đoàn kết ủng hộ chính trị của họ (đối với đồng tiền chung) cần được gắn với những nỗ lực nghiêm túc (của các nước) trong việc thực hiện những cải cách về ngân sách tài chính và kinh tế.
Hai nhà lãnh đạo cho rằng các nước thành viên Eurozone cũng như các định chế của châu Âu cần thể hiện trách nhiệm của mình.
Cả hai nước nhấn mạnh tới sự cần thiết phải thực thi nhanh chóng những quyết định đã được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU) hồi cuối tháng 6.
Trước cuộc điện đàm, ông Hollande nói ông cùng bà Merkel sẽ thảo luận về những cải cách kinh tế được đề xuất tại hội nghị vào tháng trước cũng như việc thực hiện những cải cách đối với trường hợp Tây Ban Nha.
Trong tuần qua, chi phí vay mượn của Tây Ban Nha tăng vọt lên trên 7%, mức mà Ireland, Bồ Đào Nha và Hy Lạp đã buộc phải xin cứu trợ.
Trong khi đó, các số liệu chính thức được công bố vào cuối tuần cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong quý II vừa qua đã lên tới gần 25%.
Trước đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đã cam kết sẽ "làm bất tất cả những gì cần thiết để bảo vệ đồng euro."
Cam kết này của Chủ tịch ECB đã làm cho các thị trường tài chính vốn chưa hết lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ trở nên phấn khích và cũng nhờ đó, đồng euro có được động lực tăng giá.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble hoan nghênh cam kết của ông Draghi, song cho rằng điều quan trọng nhất vẫn là những nỗ lực cải cách của các nước nhằm đẩy lùi cuộc khủng hoảng nợ mà kèm theo đó là khủng hoảng niềm tin.
Ông Schaeuble dẫn ra việc Tây Ban Nha và Italia đang đi những bước quyết định nhằm khống chế nợ công và khôi phục sự ổn định tài chính, đồng thời đánh giá các chương trình kinh tế của Bồ Đào Nha và Ailen đang đi đúng hướng.
Ông Schaeuble không trực tiếp đề cập đến chương trình mua trái phiếu của ECB, trong khi ngân hàng trung ương Đức Bundesbank thì vẫn lên tiếng phản đối khi cho rằng giải pháp này không khác gì việc ECB in tiền để tài trợ cho nước đang mắc nợ, điều bị cấm tuyệt đối theo quy định./.
Lê Minh (TTXVN)