Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 19/6, trước thềm Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20), Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) đã công bố báo cáo “Hiện trạng rừng thế giới năm 2012” (SOFO 2012), trong đó khẳng định rừng là nhân tố quan trọng cần được quản lý bền vững để đảm bảo đạt các mục tiêu phát triển bền vững.
Báo cáo nêu rõ rừng và cây ở các nông trại là nguồn lương thực, năng lượng và thu nhập của hơn một tỷ người nghèo nhất trên thế giới. Rừng hấp thụ khí thải cácbôníc (CO2) gây hiệu ứng nhà kính và làm giảm các tác động của biến đổi khí hậu, giữ nước và độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sa mạc hóa.
Quản lý bền vững rừng với các chính sách đúng và các chương trình thích hợp sẽ đem lại nhiều nguồn lợi, mở đường tới nền kinh tế bền vững hơn và xanh hơn. Sử dụng bền vững hơn và hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên rừng có thể góp phần quan trọng đáp ứng nhiều thách thức và mục tiêu phát triển bền vững đạt được tại Rio+20.
SOFO 2012 nhấn mạnh đầu tư vào chế biến gỗ và lâm sản có thể tạo ra nhiều việc làm và tài sản, nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng triệu người ở nông thôn. Khoảng 350 triệu người nghèo nhất thế giới trong đó có 60 triệu người bản xứ sống phụ thuộc hoàn toàn vào rừng. Các sản phẩm gỗ nếu bắt nguồn từ các hoạt động lâm nghiệp được quản lý và điều hành tốt, không chỉ giúp lưu giữ khí thải mà còn dễ dàng quay vòng.
FAO kêu gọi các nước đổi mới các ngành công nghiệp rừng để tạo ra các quá trình sản xuất mới và các sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao để thay thế các vật liệu gỗ không tái sinh hiện nay, mở đường tiến tới các nền kinh tế sinh học ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Rừng bền vững cũng tạo ra nguồn năng lượng tái sinh thay thế việc đốt gỗ, phương pháp tạo năng lượng đã quá lỗi thời so với hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh năng lượng từ gỗ vẫn là nguồn năng lượng chủ đạo của hơn 33% dân số thế giới hiện nay.
Nguồn năng lượng dựa trên các nguồn sinh học từ rừng đang nổi lên như là nguồn năng lượng sạch hơn và xanh hơn nguồn năng lượng từ đốt gỗ. Nguồn năng lượng thay thế này sẽ là giải pháp năng lượng mới vừa tạo bình đẳng về xã hội vừa không gây biến đổi khí hậu nếu gỗ được sử dụng từ rừng được quản lý bền vững, sử dụng công nghệ đốt thích hợp và phối hợp với các chương trình tái tạo rừng và quản lý rừng bền vững./.
Báo cáo nêu rõ rừng và cây ở các nông trại là nguồn lương thực, năng lượng và thu nhập của hơn một tỷ người nghèo nhất trên thế giới. Rừng hấp thụ khí thải cácbôníc (CO2) gây hiệu ứng nhà kính và làm giảm các tác động của biến đổi khí hậu, giữ nước và độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sa mạc hóa.
Quản lý bền vững rừng với các chính sách đúng và các chương trình thích hợp sẽ đem lại nhiều nguồn lợi, mở đường tới nền kinh tế bền vững hơn và xanh hơn. Sử dụng bền vững hơn và hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên rừng có thể góp phần quan trọng đáp ứng nhiều thách thức và mục tiêu phát triển bền vững đạt được tại Rio+20.
SOFO 2012 nhấn mạnh đầu tư vào chế biến gỗ và lâm sản có thể tạo ra nhiều việc làm và tài sản, nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng triệu người ở nông thôn. Khoảng 350 triệu người nghèo nhất thế giới trong đó có 60 triệu người bản xứ sống phụ thuộc hoàn toàn vào rừng. Các sản phẩm gỗ nếu bắt nguồn từ các hoạt động lâm nghiệp được quản lý và điều hành tốt, không chỉ giúp lưu giữ khí thải mà còn dễ dàng quay vòng.
FAO kêu gọi các nước đổi mới các ngành công nghiệp rừng để tạo ra các quá trình sản xuất mới và các sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao để thay thế các vật liệu gỗ không tái sinh hiện nay, mở đường tiến tới các nền kinh tế sinh học ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Rừng bền vững cũng tạo ra nguồn năng lượng tái sinh thay thế việc đốt gỗ, phương pháp tạo năng lượng đã quá lỗi thời so với hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh năng lượng từ gỗ vẫn là nguồn năng lượng chủ đạo của hơn 33% dân số thế giới hiện nay.
Nguồn năng lượng dựa trên các nguồn sinh học từ rừng đang nổi lên như là nguồn năng lượng sạch hơn và xanh hơn nguồn năng lượng từ đốt gỗ. Nguồn năng lượng thay thế này sẽ là giải pháp năng lượng mới vừa tạo bình đẳng về xã hội vừa không gây biến đổi khí hậu nếu gỗ được sử dụng từ rừng được quản lý bền vững, sử dụng công nghệ đốt thích hợp và phối hợp với các chương trình tái tạo rừng và quản lý rừng bền vững./.
(TTXVN)