Vẫn còn nhiều bí ẩn

Trận động đất ở Nhật hôm 11/3 còn nhiều bí ẩn

Sức mạnh của trận động đất làm rung chuyển Nhật Bản hôm 11/3 khiến ngay cả các nhà khoa học về địa chất cũng phải kinh hoàng.
Sức mạnh của trận động đất làm rung chuyển Nhật Bản hôm 11/3 khiến ngay cả các nhà khoa học về địa chất cũng phải kinh hoàng.

Trận động đất 9,0 độ ở bờ biển Tohoku Nhật Bản ngày 11/3 là không thể ngờ tới, bởi trong suốt 1.100 năm qua, có rất ít trận động đất lớn hơn 8,0 độ xảy ra tại khu vực này. Năm 1933, từng có một trận động đất 8,4 độ ở Sanriku, thuộc vùng đông bắc Tohoku và có thể từng có một trận động đất 8,3 độ ở đây vào năm 869.

Các nghiên cứu địa chất thông qua hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cho thấy lực gây ra trận động đất đã tích tụ ngoài khơi Tohoku khi các đĩa địa chất của trái đất bị xô đẩy và va chạm với nhau.

Hiện giờ, các nhà khoa học vẫn còn đang tranh cãi về khả năng sẽ xảy ra một trận động đất lớn nữa ở khu vực này, kênh MSNBC dẫn lời nhà địa chất học Hiroo Kanamori ở Viện khoa học công nghệ California.

Các phân tích ban đầu về trận động đất dựa trên các thông tin địa chấn, GPS và trận sóng thần cho thấy phần đáy đại dương dọc theo vành đai Nhật Bản, nơi các đĩa địa chất Thái Bình Dương tiếp xúc, đã bị thay đổi lớn về mặt địa mạo.

Trận động đất có thể đã bắt đầu từ vùng Miyagi dẫn đến hàng loạt các dư chấn dọc theo vành đai Nhật Bản và những dư chấn nhỏ hơn ở Fukushima, Ibaraki và có thể là cả vùng Sanriku.

“Dựa trên quy mô trận động đất, các lực tích tụ phải xuất phát từ đó”, Kanamori nói với tạp chí Our Amazing Platen. “Phải mất 500-1.000 năm mới tích tụ được lực động đất nhiều như thế.”

Theo lời ông Kanamori, một bài học quan trọng từ trận động đất này là hồ sơ thông tin địa chất của các nhà nghiên cứu còn quá ít ở khu vực này. Những nghiên cứu của ông Kanamori được công bố ngày 14/4 ở Viện địa chất Mỹ tại Memphis, Tennessee./.

Trần Trọng (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục