Phát biểu tại hội thảo, bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnhĐồng Nai cho biết tỉnh Đồng Nai hiện đã có 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động,thu hút hàng nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất kinhdoanh. Mặc dù trong những năm qua địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc đầutư thiết bị, công nghệ và hạ tầng cho công tác xử lý nước thải, rác thải côngnghiệp, tuy nhiên nước thải và rác thải vẫn chưa được xử lý triệt để dẫn đếnnguy cơ ô nhiễm môi trường vẫn còn tiềm ẩn.
Trong số những ngành nghề phát sinh nước thải có thế tác động xấu cho môi trườngthì nước thải của ngành xi mạ khó xử lý nhất. Do đó, tỉnh Đồng Nai mong muốn CụcKinh tế Thương mại và Công nghiệp vùng Kansai và các doanh nghiệp Nhật Bản chiasẻ những kinh nghiệm, đặc biệt đối với xử lý nước thải lĩnh vực xi mạ.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, hiện nay tại địa phương có khánhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xi mạ, trong đó có 22 doanh nghiệplớn tập trung tại các khu công nghiệp như Hố Nai, Lot eco, Biên Hòa 2, NhơnTrạch.
Theo đánh giá, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xi mạ thường có lượngnước thải phát sinh ra môi trường không nhiều. Tuy nhiên, so với các loại nướcthải khác, nước thải xi mạ có chứa nhiều chất ô nhiễm là kim loại nặng với hàmlượng cao như crom, niken, đồng, kẽm… do đó rất khó xử lý triệt để.
Ông Kazuhiro Oishi, Phó Tổng giám đốc Quỹ Môi trường Toàn cầu cho rằng trong quátrình phát triển, cả Việt Nam và Nhật Bản đều phải đối mặt với vấn đề môitrường. Ô nhiễm không khí, đất đai, nguồn nước, tiếng ồn và cả sự chấn động đanggây tác động cho môi trường sống. Trong những lĩnh vực trên, quy trình xử lýnước thải có chứa kim loại nặng đòi hỏi phải sử dụng công nghệ cao, tốn nhiềuchi phí và thời gian xử lý hơn so với những loại hình ô nhiễm khác.
Tại hội thảo, các doanh nghiệp của Nhật Bản và doanh nghiệp đóng trên địa bàntỉnh Đồng Nai đã thảo luận trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xử lýnước thải, đặc biệt là nước thải trong công nghiệp xi mạ và nước thải chăn nuôi.
Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường đến từ Nhật Bản đã giớithiệu những công nghệ mới, tiên tiến trong việc xử lý nước thải công nghiệp, xửlý chất thải rắn.
Đại diện một số doanh nghiệp cho rằng họ sẵn sàng hợp tác với tỉnh Đồng Nai vàcác doanh nghiệp của Việt Nam để đầu tư và chuyển giao công nghệ xử lý nướcthải.
Để cụ thể hóa việc hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp Nhật Bản,đặc biệt là vùng Kansai, hiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng đã thành lập“Bàn Kansai.” Đây là đơn vị làm đầu mối chia sẻ thông tin qua lại và giải quyếtmọi vấn đề liên quan đến đầu tư, thủ tục đầu tư và tháo gỡ những khó khăn vướngmắc cho các doanh nghiệp vùng Kansai-Nhật Bản khi đầu tư tại Đồng Nai./.