Các vụ cháy rừng dữ dội chưa từng có xảy ra tại Nga, làm gia tăng lượng khí cácbon thải vào bầu khí quyển, có thể dẫn đến việc tiếp tục đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.
Đây là kết luận của các nhà sinh thái học thuộc Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF).
Căn cứ vào báo cáo về mối liên hệ giữa tình hình tại các khu rừng phía Bắc và khí hậu do Ban Thư ký chống ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu cùng với Mạng lưới cứu rừng taiga của Thụy Điển soạn thảo năm 2009, các nhà sinh thái học kết luận rằng các đám cháy rừng và tình trạng khí hậu ấm lên tạo thành một quá trình tự thúc đẩy, theo đó mật độ khí thải CO2 gia tăng trong khí quyển dẫn tới làm mất cân bằng hệ khí hậu, làm gia tăng số lượng và thời lượng những "sóng nóng."
Đến lượt mình, những "sóng nóng" này lại làm số vụ cháy rừng tăng lên. Mặt khác, lượng khí CO2 phát thải từ những đám cháy rừng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến khí hậu.
Các chuyên gia cho biết tình trạng gia tăng mức khí thải không chỉ tồn tại trong thời gian xảy ra các đám cháy rừng, mà vẫn được duy trì sau đó. Vì vậy, việc trồng cây mới trên các khu rừng cháy có thể giúp hạn chế phát thải khí CO2.
Hiện nay, điều quan trọng là cần đánh giá mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra và vạch kế hoạch khôi phục các khu rừng có giá trị bị cháy trên phần lãnh thổ châu Âu của Nga.
Theo giới chuyên gia, nguyên nhân gây ra thảm họa cháy rừng tại Nga năm nay không chỉ do hạn hán, mà còn do việc cải cách hành chính nóng vội và thiếu cân nhắc trong công tác quản lý rừng./.
Đây là kết luận của các nhà sinh thái học thuộc Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF).
Căn cứ vào báo cáo về mối liên hệ giữa tình hình tại các khu rừng phía Bắc và khí hậu do Ban Thư ký chống ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu cùng với Mạng lưới cứu rừng taiga của Thụy Điển soạn thảo năm 2009, các nhà sinh thái học kết luận rằng các đám cháy rừng và tình trạng khí hậu ấm lên tạo thành một quá trình tự thúc đẩy, theo đó mật độ khí thải CO2 gia tăng trong khí quyển dẫn tới làm mất cân bằng hệ khí hậu, làm gia tăng số lượng và thời lượng những "sóng nóng."
Đến lượt mình, những "sóng nóng" này lại làm số vụ cháy rừng tăng lên. Mặt khác, lượng khí CO2 phát thải từ những đám cháy rừng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến khí hậu.
Các chuyên gia cho biết tình trạng gia tăng mức khí thải không chỉ tồn tại trong thời gian xảy ra các đám cháy rừng, mà vẫn được duy trì sau đó. Vì vậy, việc trồng cây mới trên các khu rừng cháy có thể giúp hạn chế phát thải khí CO2.
Hiện nay, điều quan trọng là cần đánh giá mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra và vạch kế hoạch khôi phục các khu rừng có giá trị bị cháy trên phần lãnh thổ châu Âu của Nga.
Theo giới chuyên gia, nguyên nhân gây ra thảm họa cháy rừng tại Nga năm nay không chỉ do hạn hán, mà còn do việc cải cách hành chính nóng vội và thiếu cân nhắc trong công tác quản lý rừng./.
(TTXVN/Vietnam+)