Cuộc cải cách chế độ hưu trí ở Pháp, với việc nâng độ tuổi bắt đầu về hưu theo luật định từ 60 lên 62 tuổi, tiếp tục trở thành một đề tài tranh luận sôi nổi ở Pháp.
Trong một cuộc thăm dò dư luận mới đây của Viện thăm dò dư luận Pháp (Ifop) về các biện pháp khác nhau nhằm đảm bảo tính ổn định lâu dài của hệ thống hưu trí và mức độ lương hưu, đa số người Pháp được hỏi tỏ thái độ chống mọi nỗ lực cải cách bổ sung.
60% người dân Pháp được hỏi không ủng hộ việc tăng độ tuổi bắt đầu về hưu trên 62 tuổi. 57% người dân không ủng hộ việc kéo dài thời hạn đóng bảo hiểm xã hội trên 42 năm thâm niên đã được dự kiến bắt đầu từ năm 2020 (theo luật cải cách hưu trí năm 2003). Khoảng 48% ủng hộ và 52% phản đối đề xuất tăng phần đóng góp bảo hiểm xã hội của chủ sử dụng lao động và người lao động.
Tuy nhiên, các số liệu này cũng chứng tỏ một điều rằng cần phải gắn việc cải cách hệ thống hưu trí ở Pháp với cơ sở thực tế và ý kiến của công luận Pháp.
Vào tháng 4/2003, trước khi luật cải cách hưu trí lần thứ nhất được áp dụng, chỉ 30% người dân Pháp được hỏi đồng ý với việc lùi độ tuổi về hưu sau 60 tuổi.
Đến tháng 5/2010, trước cuộc cải cách lần thứ hai, tỷ lệ ủng hộ này tăng lên 43%, và hiện nay, khi chế độ cải cách hưu trí được thông qua năm 2010 nâng độ tuổi về hưu từ 60 lên 62 tuổi, thì có khoảng 40% người dân ủng hộ việc tăng độ tuổi về hưu thêm một lần nữa.
Liên quan đến việc kéo dài thời hạn đóng bảo hiểm xã hội trên 42 năm thâm niên được dự kiến bắt đầu từ năm 2020, tỷ lệ ủng hộ điều này ở mức ổn định 43%, tăng so với thời điểm tháng 4/2003 là 36%.
Qua kết quả thăm dò của Ifop, phần lớn số người đã về hưu thường thiên về ủng hộ các giải pháp mà sẽ không áp dụng đối với họ, trong khi thế hệ đang trong độ tuổi lao động phần lớn sẽ chống lại các biện pháp này.
Khoảng 58% người Pháp trên 65 tuổi ủng hộ việc tăng độ tuổi về hưu trên 62 tuổi. Tỷ lệ ủng hộ này trung bình chỉ khoảng 35% ở các nhóm tuổi khác, vốn được xem là trực tiếp liên quan.
Tương tự, trung bình có trên 60% người được hỏi trong nhóm tuổi từ 18-64 phản đối việc kéo dài thời gian đóng góp bảo hiểm xã hội, trong khi có tới 61% số người cao tuổi đã về hưu ủng hộ giải pháp này./.
Trong một cuộc thăm dò dư luận mới đây của Viện thăm dò dư luận Pháp (Ifop) về các biện pháp khác nhau nhằm đảm bảo tính ổn định lâu dài của hệ thống hưu trí và mức độ lương hưu, đa số người Pháp được hỏi tỏ thái độ chống mọi nỗ lực cải cách bổ sung.
60% người dân Pháp được hỏi không ủng hộ việc tăng độ tuổi bắt đầu về hưu trên 62 tuổi. 57% người dân không ủng hộ việc kéo dài thời hạn đóng bảo hiểm xã hội trên 42 năm thâm niên đã được dự kiến bắt đầu từ năm 2020 (theo luật cải cách hưu trí năm 2003). Khoảng 48% ủng hộ và 52% phản đối đề xuất tăng phần đóng góp bảo hiểm xã hội của chủ sử dụng lao động và người lao động.
Tuy nhiên, các số liệu này cũng chứng tỏ một điều rằng cần phải gắn việc cải cách hệ thống hưu trí ở Pháp với cơ sở thực tế và ý kiến của công luận Pháp.
Vào tháng 4/2003, trước khi luật cải cách hưu trí lần thứ nhất được áp dụng, chỉ 30% người dân Pháp được hỏi đồng ý với việc lùi độ tuổi về hưu sau 60 tuổi.
Đến tháng 5/2010, trước cuộc cải cách lần thứ hai, tỷ lệ ủng hộ này tăng lên 43%, và hiện nay, khi chế độ cải cách hưu trí được thông qua năm 2010 nâng độ tuổi về hưu từ 60 lên 62 tuổi, thì có khoảng 40% người dân ủng hộ việc tăng độ tuổi về hưu thêm một lần nữa.
Liên quan đến việc kéo dài thời hạn đóng bảo hiểm xã hội trên 42 năm thâm niên được dự kiến bắt đầu từ năm 2020, tỷ lệ ủng hộ điều này ở mức ổn định 43%, tăng so với thời điểm tháng 4/2003 là 36%.
Qua kết quả thăm dò của Ifop, phần lớn số người đã về hưu thường thiên về ủng hộ các giải pháp mà sẽ không áp dụng đối với họ, trong khi thế hệ đang trong độ tuổi lao động phần lớn sẽ chống lại các biện pháp này.
Khoảng 58% người Pháp trên 65 tuổi ủng hộ việc tăng độ tuổi về hưu trên 62 tuổi. Tỷ lệ ủng hộ này trung bình chỉ khoảng 35% ở các nhóm tuổi khác, vốn được xem là trực tiếp liên quan.
Tương tự, trung bình có trên 60% người được hỏi trong nhóm tuổi từ 18-64 phản đối việc kéo dài thời gian đóng góp bảo hiểm xã hội, trong khi có tới 61% số người cao tuổi đã về hưu ủng hộ giải pháp này./.
Trung Dũng/Paris (Vietnam+)