Ngày 29/9, nhiều chính khách nổi tiếng và các đảng phái của Ai Cập đã đồng loạt ký tên vào một văn bản tuyên bố tẩy chay Hội đồng lập hiến, vốn có nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp mới của nước này.
Đây là một trong những động thái mới nhất cho thấy sự thống nhất của lực lượng chính trị đối lập nhằm chống lại lực lượng "Anh em Hồi giáo" tại Ai Cập.
Văn bản trên do cựu ứng cử viên tổng thống Hamdeen Sabbahi và cựu Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Mohamed ElBaradei đề xuất, trong đó kêu gọi tẩy chay Hội đồng lập hiến với cáo buộc "Hội đồng thiếu những hiểu biết cơ bản về những điều liên quan tới các công dân Ai Cập như quyền tự do cơ bản, quyền kinh tế và xã hội," đồng thời chỉ trích tất cả những công việc mà hội đồng này đã thực hiện trong thời qua.
Văn bản cũng khẳng định một số điều trong bản dự thảo Hiến pháp đi ngược lại luật pháp quốc tế, cho rằng Tổng thống Mohamed Morsi đã không thành lập được một hội đồng lập hiến cân bằng, đại diện lợi ích của tất cả các tầng lớp nhân dân.
Kể từ giữa tháng 6 đến nay, đã có nhiều cá nhân và chính đảng tuyên bố rút khỏi Hội đồng lập hiến, trong đó có Khối Ai Cập, cùng các đảng Karama, Liên minh xã hội chủ nghĩa nhân dân, Mặt trận Dân chủ nhằm phản đối sự "độc quyền Hồi giáo."
Ngoài ra, Hội đồng lập hiến Ai Cập hiện cũng phải đối mặt với nguy cơ bị giải thể vì hội đồng này do Quốc hội (đã bị giải tán trước đó) thành lập. Dự kiến, Tòa án hành chính tối cao Ai Cập sẽ ra phán quyết về "số phận" của Hội đồng lập hiến vào tháng 10 tới./.
Đây là một trong những động thái mới nhất cho thấy sự thống nhất của lực lượng chính trị đối lập nhằm chống lại lực lượng "Anh em Hồi giáo" tại Ai Cập.
Văn bản trên do cựu ứng cử viên tổng thống Hamdeen Sabbahi và cựu Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Mohamed ElBaradei đề xuất, trong đó kêu gọi tẩy chay Hội đồng lập hiến với cáo buộc "Hội đồng thiếu những hiểu biết cơ bản về những điều liên quan tới các công dân Ai Cập như quyền tự do cơ bản, quyền kinh tế và xã hội," đồng thời chỉ trích tất cả những công việc mà hội đồng này đã thực hiện trong thời qua.
Văn bản cũng khẳng định một số điều trong bản dự thảo Hiến pháp đi ngược lại luật pháp quốc tế, cho rằng Tổng thống Mohamed Morsi đã không thành lập được một hội đồng lập hiến cân bằng, đại diện lợi ích của tất cả các tầng lớp nhân dân.
Kể từ giữa tháng 6 đến nay, đã có nhiều cá nhân và chính đảng tuyên bố rút khỏi Hội đồng lập hiến, trong đó có Khối Ai Cập, cùng các đảng Karama, Liên minh xã hội chủ nghĩa nhân dân, Mặt trận Dân chủ nhằm phản đối sự "độc quyền Hồi giáo."
Ngoài ra, Hội đồng lập hiến Ai Cập hiện cũng phải đối mặt với nguy cơ bị giải thể vì hội đồng này do Quốc hội (đã bị giải tán trước đó) thành lập. Dự kiến, Tòa án hành chính tối cao Ai Cập sẽ ra phán quyết về "số phận" của Hội đồng lập hiến vào tháng 10 tới./.
(TTXVN)