Chính phủ Anh đang tìm cách thúc đẩy hợp đồng bán máy bay tiêm kích Typhoons (Cơn cuồng phong) của tập đoàn Eurofighter cho Ấn Độ nhân chuyến thăm của Thủ tướng David Cameron tới New Delhi vào tuần tới.
Đây được coi là điểm nhấn trong chiến dịch quảng bá loại máy bay phản lực đa năng hiện đại nhất nhì thế giới này mà Anh vẫn theo đuổi trên phạm vi toàn cầu.
Phóng viên TTXVN tại London dẫn tờ Người Bảo vệ hôm 15/2 cho biết Thủ tướng Cameron sẽ có chuyến thăm lần thứ hai kéo dài 3 ngày tới Ấn Độ với chương trình nghị sự tập trung vào các biện pháp tăng cường quan hệ mậu dịch song phương, đặc biệt là hợp tác về quốc phòng.
Chuyến thăm bắt đầu từ ngày 18/2 này diễn ra ngay sau khi Bộ Quốc phòng Ấn Độ hủy hợp đồng mua 12 máy bay trực thăng AgustaWestland AW101 - một sản phẩm liên doanh giữa Anh và Italy, do những cáo buộc tham nhũng và hối lộ.
Phía Ấn Độ đã cử một nhóm nhân viên thuộc Cục Điều tra Trung ương (CBI) tới Italy sau khi cảnh sát Italy bắt giữ Giuseppe Orsi - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Finmeccanica - công ty "mẹ" của Agusta tham gia liên doanh sản xuất trực thăng AW101, với tội danh đưa hối lộ để có được bản hợp đồng vào năm 2010.
[Ấn Độ hủy hợp đồng mua máy bay do tham nhũng]
Các thỏa thuận hợp tác quốc phòng sẽ là tâm điểm trong chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướng Cameron. Dự kiến, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Manmohan Singh, ông Cameron sẽ hối thúc Ấn Độ xem xét khả năng ký hợp đồng mua máy bay tiêm kích Typhoons. Ngoài ra, phía Anh cũng hy vọng thỏa thuận bán 145 khẩu pháo M777 Howitzer trị giá 500 triệu USD của tập đoàn quốc phòng BAE cho Ấn Độ sớm được thông qua.
Được thành lập từ năm 1986, Eurofighter là một tập đoàn xuyên quốc gia với sự hợp tác của các nhà sản xuất hàng không châu Âu như BAE (Anh), Finmeccanica Spa (Italy) và hãng Hàng không Vũ trụ quốc phòng châu Âu (EADS).
Typhoons được Eurofighter dày công phát triển để trở thành một trong những máy bay tiêm kích lợi hại nhất thế giới với nhiều tính năng kỹ chiến thuật nổi trội. Typhoons có thể đạt tốc độ tối đa 2.500 km/h, có tầm hoạt động 3.000km, được trang bị một pháo 27mm, tên lửa không đối không, không đối đất cùng nhiều loại vũ khí hiện đại khác.
Ấn Độ đã từng từ chối mua Typhoons để quay sang lựa chọn máy bay chiến đấu Rafale của Pháp với giá "mềm" hơn. Tuy nhiên, trong chuyến thăm vừa qua của Tổng thống Pháp François Hollande tới Ấn Độ, hai bên vẫn chưa thể kết thúc tiến trình đàm phán để đi đến ký kết thỏa thuận mua bán 126 máy bay chiến đấu Rafale.
Trong tuyên bố chung sau hội đàm, Tổng thống Hollande và Thủ tướng Singh khẳng định các cuộc đàm phán vẫn đang được tiến hành, và hai bên mong sớm kết thúc tiến trình này./.
Đây được coi là điểm nhấn trong chiến dịch quảng bá loại máy bay phản lực đa năng hiện đại nhất nhì thế giới này mà Anh vẫn theo đuổi trên phạm vi toàn cầu.
Phóng viên TTXVN tại London dẫn tờ Người Bảo vệ hôm 15/2 cho biết Thủ tướng Cameron sẽ có chuyến thăm lần thứ hai kéo dài 3 ngày tới Ấn Độ với chương trình nghị sự tập trung vào các biện pháp tăng cường quan hệ mậu dịch song phương, đặc biệt là hợp tác về quốc phòng.
Chuyến thăm bắt đầu từ ngày 18/2 này diễn ra ngay sau khi Bộ Quốc phòng Ấn Độ hủy hợp đồng mua 12 máy bay trực thăng AgustaWestland AW101 - một sản phẩm liên doanh giữa Anh và Italy, do những cáo buộc tham nhũng và hối lộ.
Phía Ấn Độ đã cử một nhóm nhân viên thuộc Cục Điều tra Trung ương (CBI) tới Italy sau khi cảnh sát Italy bắt giữ Giuseppe Orsi - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Finmeccanica - công ty "mẹ" của Agusta tham gia liên doanh sản xuất trực thăng AW101, với tội danh đưa hối lộ để có được bản hợp đồng vào năm 2010.
[Ấn Độ hủy hợp đồng mua máy bay do tham nhũng]
Các thỏa thuận hợp tác quốc phòng sẽ là tâm điểm trong chuyến công du Ấn Độ của Thủ tướng Cameron. Dự kiến, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Manmohan Singh, ông Cameron sẽ hối thúc Ấn Độ xem xét khả năng ký hợp đồng mua máy bay tiêm kích Typhoons. Ngoài ra, phía Anh cũng hy vọng thỏa thuận bán 145 khẩu pháo M777 Howitzer trị giá 500 triệu USD của tập đoàn quốc phòng BAE cho Ấn Độ sớm được thông qua.
Được thành lập từ năm 1986, Eurofighter là một tập đoàn xuyên quốc gia với sự hợp tác của các nhà sản xuất hàng không châu Âu như BAE (Anh), Finmeccanica Spa (Italy) và hãng Hàng không Vũ trụ quốc phòng châu Âu (EADS).
Typhoons được Eurofighter dày công phát triển để trở thành một trong những máy bay tiêm kích lợi hại nhất thế giới với nhiều tính năng kỹ chiến thuật nổi trội. Typhoons có thể đạt tốc độ tối đa 2.500 km/h, có tầm hoạt động 3.000km, được trang bị một pháo 27mm, tên lửa không đối không, không đối đất cùng nhiều loại vũ khí hiện đại khác.
Ấn Độ đã từng từ chối mua Typhoons để quay sang lựa chọn máy bay chiến đấu Rafale của Pháp với giá "mềm" hơn. Tuy nhiên, trong chuyến thăm vừa qua của Tổng thống Pháp François Hollande tới Ấn Độ, hai bên vẫn chưa thể kết thúc tiến trình đàm phán để đi đến ký kết thỏa thuận mua bán 126 máy bay chiến đấu Rafale.
Trong tuyên bố chung sau hội đàm, Tổng thống Hollande và Thủ tướng Singh khẳng định các cuộc đàm phán vẫn đang được tiến hành, và hai bên mong sớm kết thúc tiến trình này./.
(TTXVN)