Ngày 12/4, phát biểu trên kênh truyền hình France 2, ứng cử viên Đảng Xã hội (PS) Francois Hollande khẳng định dù trong tình huống nào, ông cũng "sẽ chấp nhận kết quả của bầu cử vòng một, bởi khi các cử tri thể hiện quan điểm của mình tại vòng một thì các ứng cử viên cũng cần phải cố gắng hiểu xem họ muốn nói điều gì."
Trả lời câu hỏi về khả năng thương lượng với ứng cử viên đảng Mặt trận Cánh tả (FG) Jean-Luc Melenchon, ông Hollande nhấn mạnh quan điểm: "Tôi sẽ tập hợp cánh tả, toàn bộ cánh tả, và thậm chí hơn thế nữa, để giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Nhưng sẽ không có chuyện thương lượng với các đảng trong thời gian giữa hai vòng của một cuộc bầu cử quan trọng như bầu cử tổng thống."
Trong những tuần qua, ứng cử viên FG tiếp tục khẳng định được sự tiến bộ vượt bậc, với tỷ lệ ủng hộ từ 12% đến 15% trong các cuộc thăm dò dư luận. Thành công của Melenchon có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hollande tại vòng hai bầu cử, đặc biệt trong trường hợp ông giành được vị trí thứ ba tại vòng một.
Theo kết quả thăm dò công bố ngày 12/4 của BVA (Công ty thăm dò dư luận và tiếp thị Pháp), Melenchon là ứng cử viên được 60% cử tri được hỏi đánh giá "hiện thân nhất của sự thay đổi," cao hơn Hollande 7 điểm (53%).
Trong một lần phát biểu trước báo chí, Eric Coquerel, một cố vấn tranh cử của Melenchon đã tái khẳng định rằng nếu không thể vào được vòng hai, đại diện của FG sẽ kêu gọi cử tri của mình bỏ phiếu "để đánh bại Nicolas Sarkozy" nhằm "thay đổi căn bản hiện trạng" của nước Pháp và FG sẽ coi đây là một nhiệm vụ "ưu tiên."
Eric Coquerel cũng khẳng định rằng chương trình của Melenchon "không tương thích" với chương trình của PS và vì vậy, ông sẽ không tham gia chính phủ nếu ứng cử viên PS đắc cử.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo Thế giới (Le Monde) ngày 12/4, ứng cử viên đảng Mặt trận Quốc gia (FN) bà Marine Le Pen khẳng định mục tiêu của bà là giành được 20% phiếu bầu của cử tri để vào được vòng hai, thay vì cải thiện "kỷ lục lịch sử" đạt được 16,8% phiếu bầu mà cha của bà, ông Jean Marie Le Pen đã đạt được tại bầu cử tổng thống năm 2002.
Bà Le Pen nhấn mạnh châu Âu, đồng euro, các kế hoạch cứu trợ, các hiệp ước châu Âu, Cơ chế bình ổn châu Âu, các ưu tiên quốc gia sẽ là những chủ đề không thay đổi của FN và bà sẽ thành công với những chủ đề tranh cử này.
Bà khẳng định nếu không thể thành công, bà sẽ không có trách nhiệm phải kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên nào có mặt tại vòng hai./.
Trả lời câu hỏi về khả năng thương lượng với ứng cử viên đảng Mặt trận Cánh tả (FG) Jean-Luc Melenchon, ông Hollande nhấn mạnh quan điểm: "Tôi sẽ tập hợp cánh tả, toàn bộ cánh tả, và thậm chí hơn thế nữa, để giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Nhưng sẽ không có chuyện thương lượng với các đảng trong thời gian giữa hai vòng của một cuộc bầu cử quan trọng như bầu cử tổng thống."
Trong những tuần qua, ứng cử viên FG tiếp tục khẳng định được sự tiến bộ vượt bậc, với tỷ lệ ủng hộ từ 12% đến 15% trong các cuộc thăm dò dư luận. Thành công của Melenchon có ý nghĩa rất quan trọng đối với Hollande tại vòng hai bầu cử, đặc biệt trong trường hợp ông giành được vị trí thứ ba tại vòng một.
Theo kết quả thăm dò công bố ngày 12/4 của BVA (Công ty thăm dò dư luận và tiếp thị Pháp), Melenchon là ứng cử viên được 60% cử tri được hỏi đánh giá "hiện thân nhất của sự thay đổi," cao hơn Hollande 7 điểm (53%).
Trong một lần phát biểu trước báo chí, Eric Coquerel, một cố vấn tranh cử của Melenchon đã tái khẳng định rằng nếu không thể vào được vòng hai, đại diện của FG sẽ kêu gọi cử tri của mình bỏ phiếu "để đánh bại Nicolas Sarkozy" nhằm "thay đổi căn bản hiện trạng" của nước Pháp và FG sẽ coi đây là một nhiệm vụ "ưu tiên."
Eric Coquerel cũng khẳng định rằng chương trình của Melenchon "không tương thích" với chương trình của PS và vì vậy, ông sẽ không tham gia chính phủ nếu ứng cử viên PS đắc cử.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo Thế giới (Le Monde) ngày 12/4, ứng cử viên đảng Mặt trận Quốc gia (FN) bà Marine Le Pen khẳng định mục tiêu của bà là giành được 20% phiếu bầu của cử tri để vào được vòng hai, thay vì cải thiện "kỷ lục lịch sử" đạt được 16,8% phiếu bầu mà cha của bà, ông Jean Marie Le Pen đã đạt được tại bầu cử tổng thống năm 2002.
Bà Le Pen nhấn mạnh châu Âu, đồng euro, các kế hoạch cứu trợ, các hiệp ước châu Âu, Cơ chế bình ổn châu Âu, các ưu tiên quốc gia sẽ là những chủ đề không thay đổi của FN và bà sẽ thành công với những chủ đề tranh cử này.
Bà khẳng định nếu không thể thành công, bà sẽ không có trách nhiệm phải kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên nào có mặt tại vòng hai./.
Nguyễn Tuyên (Vietnam+)