Cá đặc sản Nghi Sơn chết hàng loạt vì dịch bệnh

Cơ quan chức năng Thanh Hóa đã xác định nguyên nhân gây chết cá đặc sản ở vịnh đảo Nghi Sơn thời gian vừa qua là do dịch bệnh.
Ngày 27/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ThanhHóa cho biết đã có kết luận chính thức về nguyên nhân gây ra hiện tượngcá đặc sản chết hàng loạt ở vịnh đảo Nghi Sơn (còn gọi là vụng Ngọc) xãNghi Sơn, huyện Tĩnh Gia là do bị dịch bệnh.

Theo phát hiện của các cơquan chuyên môn, virus gây bệnh thần kinh ở cá Giò, cá Hồng Mỹ là loạivi trùng vibrio spp, còn cá Mú thì bị sán lá đơn chủ. Đây là các bệnhnguy hiểm có thể gây chết cá và khiến các lồng cá nuôi gần nhau dễ bịnhiễm bệnh đồng loạt.

Sau khi có kết luận khoa họctừ các cơ quan chuyên môn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã phối hợp vớihuyện Tĩnh Gia tổ chức một số hội nghị với các hộ nuôi cá lồng tại xãNghi Sơn để giải thích rõ nguyên nhân cá chết, tiếp thu ý kiến, nguyệnvọng của các hộ nuôi và bàn giải pháp thực hiện phòng chống dịch bệnh,phát triển nuôi bền vững.

Trước đó, cuối tháng7/2011, hiện tượng cá chết xuất hiện ở hầu hết các lồng nuôi trên vịnhđảo Nghi Sơn và tiếp tục diễn ra trong tháng 8, tháng 9/2011. Cá chếtphần lớn có kích thước từ 5 cm đến 25 cm. Trước khi chết, cá có hiệntượng bơi không định hướng, trên thân có nhiều vết lở loét... Nghiêmtrọng hơn, một số cá Giò thương phẩm nuôi gần 2 năm đã đạt trọng lượngtừ 1,5 đến 2,5kg chuẩn bị cho thu hoạch cũng chết khiến chủ lồng thấtthu hàng chục triệu đồng.

Giá thành của cá Mú bán ngay tại lồng bè cóthời điểm lên tới 400.000-500.000 đồng/kg, cá Giò 300.000-400.000 đồng/kg...Thống kê từ Ủy ban Nhân dân xã Nghi Sơn, đã có khoảng gần 100 tấn cá đặc sản gồmcá Mú, cá Hồng Mỹ, cá Giò... bị chết, thiệt hại gần 5 tỷ đồng.

Trước thực trạng cá chết hàng loạt ở vịnh Nghi Sơn, các cơquan chức năng ở Thanh Hóa đã vào cuộc để tìm nguyên nhân. Chi cục Thú yThanh Hóa đã phối hợp với Cục Thú y và Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trungương lấy mẫu nước và mẫu cá chết ở vịnh Nghi Sơn để xét nghiệm. Ngoàira, Phòng thí nghiệm hóa - lý nghiệp vụ và phân tích môi trường thuộcViện kỹ thuật hóa sinh và tài liệu nghiệp vụ (Bộ Công an) cũng lấy 6 mẫunước thu tại hiện trường vùng nuôi cá lồng ngay khi tàu nạo vét cầucảng Nghi Sơn đang hoạt động để xét nghiệm. Kết luận cho thấy cá bịnhiễm các dịch bệnh nguy hiểm và 6 mẫu nước thu tại hiện trường cho thấycác yếu tố môi trường ở mức tiêu chuẩn cho phép.

Ông Hồ Đình Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tĩnh Gia cho biết: "Việc nuôicá lồng của 86 hộ dân tại vụng Ngọc với tổng số hơn 1.000 ô lồng đã đemlại lợi ích kinh tế đáng kể cho người dân trong xã, giải quyết việc làmvà phát huy những lợi thế, tiềm năng của vùng. Tuy nhiên, việc tăngnhanh số hộ nuôi và lồng nuôi cũng như mật độ nuôi không theo quy hoạch,định hướng phát triển kết hợp với việc vụng Ngọc thường xuyên phải nhậnnước xả thải sinh hoạt trực tiếp của 1.800 hộ dân và tàu thuyền khaithác qua lại đã làm cho môi trường nơi đây khá ô nhiễm, tạo điều kiệnthuận lợi cho dịch bệnh phát triển."

Theo tìmhiểu của phóng viên, Vịnh Nghi Sơn là nơi duy nhất của Thanh Hóa pháttriển nghề nuôi thủy sản bằng lồng trên biển. Với địa thế là nơi kíngió, kín sóng, môi trường nước ổn định, lại ít bị mưa bão đe dọa nên từnhững năm 90 của thế kỷ trước ngư dân đã đóng lồng, bè để nuôi cá.

TheoQuy hoạch tổng thế phát triển ngành thủy sản Thanh Hóa đến năm 2015,định hướng đến năm 2020 được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa phê duyệttháng 4/2008 thì vụng Nghi Sơn chỉ được phát triển nuôi cá lồng tối đalà 250 lồng theo kiểu truyền thống với thể tích lồng 3m x 3m x 3m.

Trên thực tế, khi thủy triều ở mức cao nhất trong năm, vụng Nghi Sơn códiện tích mặt nước tự nhiên khoảng 11 ha, có độ sâu 8-10m, độ mặn daođộng 20-30‰, nếu chỉ duy trì từ 200 đến 250 lồng bè thì sẽ tạo môitrường tốt cho con cá sinh trưởng và phát triển. Ban đầu chỉ có dăm bahộ làm nhưng sau đó, do lợi nhuận mang lại từ nghề này khá lớn nên ngườidân đã ồ ạt làm theo. Năm 2005 chỉ có 300 lồng, đến năm 2011 lên tớitrên 1.000 lồng nuôi.

Từ năm 2005 đến2010, năm nào cũng xảy ra hiện tượng cá lồng nuôi bị chết ở Nghi Sơn,thời điểm cá chết vào tháng 7-8 âm lịch hàng năm, gây thiệt hại khôngnhỏ cho người nuôi. Riêng năm 2011, hiện tượng cá chết xảy ra hàng loạtvà nhiều hơn so với các năm về trước đã cho thấy rõ thực trạng nghề nuôicá lồng ở Nghi Sơn đang bộc lộ nhiều nguy cơ tiềm ẩn, phát triển thiếutính bền vững.

Ông Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tĩnh Gia cũng khẳng định côngtác quản lý của xã Nghi Sơn còn khá nhiều hạn chế khi để tình trạngnuôi cá lồng ở xã này phát triển tự phát, không kiểm soát được môitrường nuôi và cũng chưa đưa ra được những giải pháp, biện pháp xử lýtriệt để, kịp thời.

Để nghề nuôi cálồng ở vịnh Nghi Sơn phát triển bền vững cần sự vào cuộc, chung tay gópsức của chính quyền địa phương và người dân trong việc nuôi trồng thủysản gắn liền với bảo vệ môi trường, vì nếu chỉ phát triển với lợi íchtrước mắt mà không tính đến những hệ luỵ thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Ngành Nông nghiệp Thanh Hóa cũng cần tính đến phương án đưa các hộ nuôitrồng thủy sản của Nghi Sơn tiến ra khơi xa, tìm đến những nơi có điềukiện thích hợp để bà con phát triển ngành nghề, như vậy sẽ giải quyếtđược bài toán về môi trường ở vịnh đảo này, đồng thời còn là tiền đề đểNghi Sơn phát triển, mở rộng nghề nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản./.

Hoa Mai (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Các đối tượng bị lực lượng chức năng phát hiện khi đang tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong quán karaoke 65K1. (Ảnh: TTXVN phát)

Cần Thơ: Triệt phá tụ điểm ma túy trong quán karaoke

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố 12 đối tượng liên quan đến các hành vi mua bán trái phép chất ma túy và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại một cơ sở kinh doanh karaoke ở huyện Cờ Đỏ.