Bộ trưởng Y tế nước chủ nhà Indonesia, bà Nafsiah Mboi, chủ trì hội nghị, trongbài phát biểu khai mạc của mình đã nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tácgiữa các nước thành viên, cũng như tăng cường nỗ lực thực hiện của mỗi nướcthành viên OIC để có thể hoàn thành đúng thời hạn các Mục tiêu Thiên niên kỷ củaLiên hợp quốc (MDG). Bởi lẽ, mới chỉ có 14 trong 57 nước thành viên OIC đangtrên con đường đạt được MDG về giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, cải thiện sức khỏe bàmẹ, chống sốt rét, chống HIV/AIDS và các bệnh khác vào năm 2015. Chỉ có BruneiDarussalam và Kazakhstan có thể hoàn thành các mục tiêu này trước năm 2015.
Các bộ trưởng đã đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng một số quốc gia OIC không đạtđược các MDG, đồng thời cam kết tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, nhất là vớinhững nước có nguy cơ này, để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Hội nghị cũng lưu ý rằng mặc dù HIV/AIDS không phải là vấn đề quá cấp bách đốivới các nước Hồi giáo, song cuộc chiến chống đại dịch thế kỷ này luôn là mộtthách thức không nhỏ và không được phép mất cảnh giác, nhất là trong xu thế hộinhập và toàn cầu hóa của thế giới hiện nay.
Theo số liệu chính thức cùa Bộ Y tế Indonesia, tỷ lệ tử vong của nước này năm2012 đối với bà mẹ là 359/100.000 ca và đối với trẻ sơ sinh là 228/100.000 ca.Các kết quả này đều được cải thiện và đang trên đà cải thiện so với trước đó,song cũng cho thấy Indonesia còn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, bởi để đáp ứngMGD, tỷ lệ này phải giảm xuống 102/100.000 ca vào năm 2015.
Hội nghị Bộ trưởng Y tế OIC lần thứ tư, với chủ đề “Dinh dưỡng tốt hơn, sức khỏetốt hơn, cộng đồng tốt hơn” còn dành ưu tiên thảo luận về các biện pháp nâng caohiệu quả phòng chống và cải thiện tình trạng liên quan đến các bệnh tim mạch vàung thư./.