Theo thống kê của các nhà nghiên cứu và nhân dân xã Chi Lăng Nam, Đảo cò hiệnnay có khoảng 16.000 con cò và hơn 5.000 con vạc tập trung sinh sống trên ba dảiđất nổi giữa lòng hồ. Từ rất lâu, người dân vẫn lưu truyền câu chuyện về nguồngốc Đảo cò.
Khu dự trữ thiên nhiên đa dạng
Vào thế kỷ 15, những trận đại hồng thủy lớn đã làm vỡ đê sông Luộc, nhấn chìmgò đất cao và ngôi đền giữa cánh đồng trũng An Dương. Từ đó, nước không rút tạothành một hồ lớn, nơi gò đất cao hình thành một đảo nhỏ. Người dân coi đây làvùng nước thiêng, không bao giờ tát cạn được nên đã sống dạt ra phía ngoài hồ.Theo nhịp thời gian, cò và vạc bắt đầu đến trú ngụ ở đảo mỗi ngày một nhiều vàĐảo cò Chi Lăng Nam cũng bắt đầu hình thành.
Ngày nay, Đảo cò được biết đến như một nơi có hệ sinh thái động thực vật vô cùngphong phú với hơn 170 loài. Ngoài chín loại cò trắng, cò lửa, cò hương, cònghênh, cò ngang, cò ruồi, cò diệc, cò bợ, cò đen và ba loại vạc xám, vạc xanh,vạc đen có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, đảo còn là nơi trú ngụ của rấtnhiều loại chim khác như diệc xám, chim chả, bói cá, bồng chanh, cuốc, cú mèo…
Vào mùa chim làm tổ, từ tháng Chín năm trước tới tháng Tư năm sau, có thểchứng kiến quang cảnh hàng ngàn con quần tụ kiếm ăn, phủ kín cả mặt hồ. Lòng hồAn Dương cũng là nơi sinh trưởng của rất nhiều loài cá như cá lành canh, cá mòi,cá chép, cá diếc, trắm đen, trắm cỏ, cá măng, cá mương, cá thiểu, cá trôi, cámăng kìm… có con nặng đến hơn 30kg.
Ngoài ra còn nhiều loại thủy sản khác như tôm, cua, ốc, ếch, ba ba sông, baba gai, thậm chí một số loài còn có tên trong sách đỏ Việt Nam như tổ đỉa, ráicá. Thực vật quanh hồ chủ yếu là các cây trồng cho bóng mát và là nơi đỗ của cò,vạc, tiêu biểu là tre gai, chuối, nhãn, vải, xoan, ổi; các cây hoang dứa dại,mào gà, rau ngổ, mọc thành bụi quanh bờ phía Nam, phía Đông và các loài rongrêu, thực vật thủy sinh.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Khang, nguyên Trưởng khoa Sinh hóa, Trường Caođẳng Sư phạm Hải Dương, người đầu tiên phát hiện giá trị sinh thái của Đảo cò,đây là khu dự trữ thiên nhiên có mức độ đa dạng sinh học lớn và được bảo tồn gầnnhư nguyên vẹn duy nhất ở khu vực miền Bắc.
Nhiều địa điểm khác cũng có cò về sinh sống như vườn cò Lạng Giang (BắcGiang), vườn cò Lập Thạch (Vĩnh Phúc), vườn cò Đồng Xuyên (Bắc Ninh)…; nhưngviệc bảo tồn luôn gặp rất nhiều khó khăn, Đảo cò Chi Lăng Nam lại được người dânnơi đây tự nguyện bảo vệ nghiêm ngặt. Nhờ đó, hệ sinh thái quanh hồ luôn đượcgiữ ở mức độ ổn định, tạo điều kiện cho các loài sinh vật tiếp tục kéo nhau vềlàm tổ, bổ sung thêm mức độ đa dạng sinh học vốn đã rất phong phú.
Giá trị sinhhọc của Đảo cò không chỉ nằm ở những sản phẩm khai thác được như trứng, cá,thịt, các loại rau…, mà chủ yếu ở cảnh quan, môi trường, tái tạo và bảo vệ đất,nguồn nước, phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái.
Cần quy hoạch để bảo tồn
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm khai thác du lịch, hiện hệ sinh thái Đảo cò đang đứngtrước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng do thiếu chiến lược phát triển cũng như quyhoạch đồng bộ. Từ tháng 7/2009, huyện Thanh Miện đã tổ chức công bố quy hoạchchi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái Đảo cò trên diện tích hơn 67ha, với tổngmức đầu tư hơn 83 tỷ đồng, chia Đảo cò thành ba khu vực chính, gồm: khu bảo tồnsinh thái đàn cò, khu đệm và khu hoạt động du lịch có tính chất động nhằm tạođiều kiện thuận lợi vừa khai thác du lịch phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng vừa tạokhoảng đệm cách ly bảo vệ đàn cò, giữ vững các điều kiện môi trường tự nhiên.
Sau ba năm công bố, quy hoạch trên gần như vẫn chưa đi vào thực hiện do thiếuhụt nguồn kinh phí và chưa tìm được đối tác đầu tư. Do vậy, khai thác du lịchtại đây vẫn diễn ra một cách tự phát, vừa thiếu những hoạt động gây được ấntượng vừa tác động xấu tới môi trường tự nhiên. Sau khi đưa vào khai thác dulịch, mặt nước lòng hồ dần trở nên ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải sinh hoạt vàdầu máy chạy tàu. Việc đánh bẫy cò, vạc của nhân dân địa phương cũng như tổ chứccác dịch vụ câu cá, đánh bắt thủy sản không được kiểm soát khiến dự trữ sinhthái ngày một cạn kiệt.
Cơ sở vật chất không được đảm bảo, các bụi tre, cây lớn, là chỗ đậu và nơilàm tổ của cò, vạc đang chết dần do không được chăm sóc và trồng mới. Thêm vàođó là tình trạng sạt lở đất trên các đảo diễn ra một cách nghiêm trọng, mỗi nămdiện tích sạt lở lên tới 100m2. Để chống xói mòn, Ban Quản lý đã dùng phên trevà đổ đất, cát đóng thành bao, chăng lưới quây bèo tây xung quanh. Tuy nhiên,biện pháp này chỉ mang tính chất giải quyết tình thế, tạm thời, việc sạt lở vẫndiễn ra, nhất là khi mưa bão.
Ông Phạm Sỹ Cẩn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương chobiết trong năm 2012, tỉnh Hải Dương đã tiến hành nhiều hội thảo khoa học bàn vềthực trạng và giải pháp bảo tồn hệ sinh thái Đảo cò với sự tham gia của các ban,ngành, tổ chức khoa học trong và ngoài nước.
Qua đó đã đề ra những nhóm giải pháp cấp bách như chống xói mòn, sạt lở đất;tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc xử lý nguồn nước;triển khai các đề tài nghiên cứu về hệ thống sinh thái động thực vật. Từ đó cóhướng khai thác bảo tồn hợp lý; kiện toàn mô hình quản lý, kêu gọi đầu tư sớmhoàn tất quy hoạch; phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng các nộidung tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của hệ sinh thái Đảo cò.
Tháng 12/2012, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Dương cũng đã tiến hànhtriển khai Quyết định số 2552/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc phê duyệtĐề án xây dựng mô hình điểm "Phát triển du lịch cộng đồng ở Đảo cò Chi Lăng Nam,huyện Thanh Miện đến năm 2020," với số kinh phí lên đến trên 15 tỷ đồng.
Với sự quyết tâm thực hiện của các cấp, các ngành, hy vọng trong tương lai khôngxa, Đảo cò Chi Lăng Nam sẽ trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong cảnước, vừa phát triển du lịch bền vững, bảo vệ được cảnh quan môi trường, đa dạngsinh học vừa góp phần làm giàu cho quê hương./.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu