Động thái tăng tỷ giá mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra ngày 27/6 đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia trong nước. Đa phần các chuyên gia cho rằng, sự điều chỉnh này là cần thiết và hợp lý, do cung cầu ngoại tệ, do tác động của tỷ giá, cộng với lĩnh vực xuất khẩu đang dần hồi phục nên nhu cầu ngoại tệ tăng.
Cần thiết phải điều chỉnh
Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá kể từ cuối năm 2011. Theo đó, mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng từ ngày hôm nay (28/6) là 21.036 đồng, tăng 1% so với mức tỷ giá 20.828 đồng áp dụng suốt khoảng 1 năm rưỡi trước đó.
Thực tế trong cả năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, mặc dù thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động, tỷ giá và thị trường ngoại hối trong nước diễn biến khá ổn định tạo điều kiện Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ tăng mạnh dự trữ ngoại hối Nhà nước. Tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm đáng kể, tình trạng đô la hóa được đẩy lùi một bước.
Đây là kết quả của việc Ngân hàng Nhà nước triển khai đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và ngoại hối cùng với cam kết mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước về việc tiếp tục duy trì ổn định tỷ giá trong năm 2013, góp phần củng cố niềm tin vào đồng Việt Nam.
[Tỷ giá tăng chỉ là hiện tượng nhất thời, sẽ ổn định]
Một lần nữa, nhà điều hành khẳng định cam kết giữ ổn định tỷ giá trong năm nay. Lãnh đạo chuyên trách cũng cho biết sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để giữ ổn định. Tức là, định hướng tăng không quá 2-3% trong năm vẫn được bảo lưu, thậm chí được cam kết mạnh mẽ hơn.
Một chuyên gia phân tích kinh tế tại Ngân hàng Quân đội (MB) cho rằng, với các ngân hàng thì thông tin này phản ánh chính xác những gì mà họ mong đợi.
Trong vài tháng gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã nhập một lượng lớn vàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng thương mại khi họ phải tất toán trạng thái trước ngày 30/6. Việc nhập khẩu vàng đã phần nào tác động làm giảm dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước.
Các chuyên gia tài chính ngân hàng đều cho rằng, sự điều chỉnh này là cần thiết và hợp lý. Bởi nếu giữ tỷ giá quá lâu sẽ không có lợi cho nền kinh tế và sẽ để lại hậu quả vì dù lạm phát Việt Nam thấp nhưng vẫn cao so với các nước khác.
Ông Cấn Văn Lực cho rằng, tỷ giá bình quân liên ngân hàng là một tỷ giá tham chiếu, việc tỷ giá này cố định trong thời gian khá dài đã tạo ra sự kỳ vọng rất lớn cho thị trường, cộng với những thay đổi của cán cân thương mại theo hướng chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu, tâm lý ổn định cũng bị phá vỡ và kéo theo những biến động mạnh của thị trường ngoại hối thời gian gần đây. Chính sách bán hỗ trợ đã tỏ ra không còn hiệu quả vào thời điểm này bởi thị trường cần một liều thuốc về tâm lý và việc điều chỉnh tỷ giá chính là sự lựa chọn tốt nhất.
“Tôi đồng tình với việc tăng một lần thêm 1% bởi đặc thù của thị trường ngoại hối Việt Nam cho thấy, một liều thuốc mạnh sẽ phát huy tác dụng tốt hơn khi đang có sự bất ổn so với việc điều chỉnh tăng dần theo biên độ nhỏ,” ông Lực nhấn mạnh.
Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu lại cho rằng, tỷ giá tăng không phải do áp lực của thị trường vì vẫn chưa có áp lực nhiều từ phía nhập khẩu. Thành ra, việc phá giá tiền đồng lần này có thể là một bước định hướng của Ngân hàng Nhà nước chứ không phải là do nhu cầu thị trường.
Không ảnh hưởng đến nền kinh tế
Nhiều người lo ngại việc tăng tỷ giá sẽ gây bất lợi đến nợ nước ngoài và một số doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, vấn đề này không ảnh hưởng nhiều đến cả hai vấn đề trên.
Chuyên gia tài chính ngân hàng Cao Sỹ Kiêm cho rằng, việc tăng tỷ giá là động lực tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu. Từ đây sẽ tạo công ăn việc làm, sức mua, phục hồi sức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
“Với những doanh nghiệp nhập khẩu thì sẽ bị thiệt thòi hơn vì VND xuống giá. Tuy nhiên, cân nhắc giữa cái thiệt, cái lợi, giữa nhập siêu đang khôi phục thì số điều chỉnh này là ít. Cho nên, việc cộng đi cộng lại giữa cái lợi với cái hại thì cái lợi nhiều hơn. Việc điều chỉnh này tôi thấy là hợp lý,” ông Kiêm phân tích.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Hiếu cũng cho rằng, tác động của việc tăng tỷ giá tới nền kinh tế không nhiều. Khi tỷ giá nâng lên thì sẽ tốt cho xuất khẩu, nhưng dĩ nhiên với biên độ thấp thì có tác động nhưng không nhiều đến doanh nghiệp nhập khẩu. Đặc biệt, nếu xem đó là động thái có tính định hướng của Ngân hàng Nhà nước thì chưa có những tác động mạnh.
Một chuyên gia về ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước cho biết, để thiết lập cân bằng thị trường sau khi điều chỉnh lãi suất đòi hỏi phải có sự thay đổi về tỷ giá. Nếu không sẽ tạo áp lực kỳ vọng trên thị trường.
Chuyên gia này phân tích thêm, đương nhiên việc điều chỉnh này sẽ tác động nợ nước ngoài, nhưng với điều chỉnh nhỏ như vậy không đáng kể. Mặt khác, cũng có thể các ngân hàng thương mại không sử dụng hết biên độ, đây được coi như “chiếc áo” rộng hay chật tùy thị trường.
Theo Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này sẽ áp dụng mọi biện pháp cần để đảm bảo ổn định tỷ giá. Đây là quyết tâm mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước để thị trường thấy rằng mức độ cam kết của Ngân hàng Nhà nước với mức tỷ giá mới./.
Cần thiết phải điều chỉnh
Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá kể từ cuối năm 2011. Theo đó, mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng từ ngày hôm nay (28/6) là 21.036 đồng, tăng 1% so với mức tỷ giá 20.828 đồng áp dụng suốt khoảng 1 năm rưỡi trước đó.
Thực tế trong cả năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, mặc dù thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động, tỷ giá và thị trường ngoại hối trong nước diễn biến khá ổn định tạo điều kiện Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ tăng mạnh dự trữ ngoại hối Nhà nước. Tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm đáng kể, tình trạng đô la hóa được đẩy lùi một bước.
Đây là kết quả của việc Ngân hàng Nhà nước triển khai đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và ngoại hối cùng với cam kết mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước về việc tiếp tục duy trì ổn định tỷ giá trong năm 2013, góp phần củng cố niềm tin vào đồng Việt Nam.
[Tỷ giá tăng chỉ là hiện tượng nhất thời, sẽ ổn định]
Một lần nữa, nhà điều hành khẳng định cam kết giữ ổn định tỷ giá trong năm nay. Lãnh đạo chuyên trách cũng cho biết sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết để giữ ổn định. Tức là, định hướng tăng không quá 2-3% trong năm vẫn được bảo lưu, thậm chí được cam kết mạnh mẽ hơn.
Một chuyên gia phân tích kinh tế tại Ngân hàng Quân đội (MB) cho rằng, với các ngân hàng thì thông tin này phản ánh chính xác những gì mà họ mong đợi.
Trong vài tháng gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã nhập một lượng lớn vàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng thương mại khi họ phải tất toán trạng thái trước ngày 30/6. Việc nhập khẩu vàng đã phần nào tác động làm giảm dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước.
Các chuyên gia tài chính ngân hàng đều cho rằng, sự điều chỉnh này là cần thiết và hợp lý. Bởi nếu giữ tỷ giá quá lâu sẽ không có lợi cho nền kinh tế và sẽ để lại hậu quả vì dù lạm phát Việt Nam thấp nhưng vẫn cao so với các nước khác.
Ông Cấn Văn Lực cho rằng, tỷ giá bình quân liên ngân hàng là một tỷ giá tham chiếu, việc tỷ giá này cố định trong thời gian khá dài đã tạo ra sự kỳ vọng rất lớn cho thị trường, cộng với những thay đổi của cán cân thương mại theo hướng chuyển từ xuất siêu sang nhập siêu, tâm lý ổn định cũng bị phá vỡ và kéo theo những biến động mạnh của thị trường ngoại hối thời gian gần đây. Chính sách bán hỗ trợ đã tỏ ra không còn hiệu quả vào thời điểm này bởi thị trường cần một liều thuốc về tâm lý và việc điều chỉnh tỷ giá chính là sự lựa chọn tốt nhất.
“Tôi đồng tình với việc tăng một lần thêm 1% bởi đặc thù của thị trường ngoại hối Việt Nam cho thấy, một liều thuốc mạnh sẽ phát huy tác dụng tốt hơn khi đang có sự bất ổn so với việc điều chỉnh tăng dần theo biên độ nhỏ,” ông Lực nhấn mạnh.
Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu lại cho rằng, tỷ giá tăng không phải do áp lực của thị trường vì vẫn chưa có áp lực nhiều từ phía nhập khẩu. Thành ra, việc phá giá tiền đồng lần này có thể là một bước định hướng của Ngân hàng Nhà nước chứ không phải là do nhu cầu thị trường.
Không ảnh hưởng đến nền kinh tế
Nhiều người lo ngại việc tăng tỷ giá sẽ gây bất lợi đến nợ nước ngoài và một số doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, vấn đề này không ảnh hưởng nhiều đến cả hai vấn đề trên.
Chuyên gia tài chính ngân hàng Cao Sỹ Kiêm cho rằng, việc tăng tỷ giá là động lực tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu. Từ đây sẽ tạo công ăn việc làm, sức mua, phục hồi sức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
“Với những doanh nghiệp nhập khẩu thì sẽ bị thiệt thòi hơn vì VND xuống giá. Tuy nhiên, cân nhắc giữa cái thiệt, cái lợi, giữa nhập siêu đang khôi phục thì số điều chỉnh này là ít. Cho nên, việc cộng đi cộng lại giữa cái lợi với cái hại thì cái lợi nhiều hơn. Việc điều chỉnh này tôi thấy là hợp lý,” ông Kiêm phân tích.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Hiếu cũng cho rằng, tác động của việc tăng tỷ giá tới nền kinh tế không nhiều. Khi tỷ giá nâng lên thì sẽ tốt cho xuất khẩu, nhưng dĩ nhiên với biên độ thấp thì có tác động nhưng không nhiều đến doanh nghiệp nhập khẩu. Đặc biệt, nếu xem đó là động thái có tính định hướng của Ngân hàng Nhà nước thì chưa có những tác động mạnh.
Một chuyên gia về ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước cho biết, để thiết lập cân bằng thị trường sau khi điều chỉnh lãi suất đòi hỏi phải có sự thay đổi về tỷ giá. Nếu không sẽ tạo áp lực kỳ vọng trên thị trường.
Chuyên gia này phân tích thêm, đương nhiên việc điều chỉnh này sẽ tác động nợ nước ngoài, nhưng với điều chỉnh nhỏ như vậy không đáng kể. Mặt khác, cũng có thể các ngân hàng thương mại không sử dụng hết biên độ, đây được coi như “chiếc áo” rộng hay chật tùy thị trường.
Theo Ngân hàng Nhà nước, cơ quan này sẽ áp dụng mọi biện pháp cần để đảm bảo ổn định tỷ giá. Đây là quyết tâm mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước để thị trường thấy rằng mức độ cam kết của Ngân hàng Nhà nước với mức tỷ giá mới./.
Minh Thúy (Vietnam+)