Thông tin đưa ra trong hội nghị công bố các ấn phẩm tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 14/6 cho thấy, trong cơ cấu dân số dưới 20 tuổi (năm 2009), số lượng nam đã nhiều hơn nữ tới gần 900.000 người.
Như vậy, Việt Nam đang trong tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh, bởi có nhiều bé trai được sinh ra hơn bé gái.
Tỷ số giới tính khi sinh, được tính bằng số trẻ em trai sinh ra trên 100 trẻ em gái. Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng tỷ số này từ giữa những năm 2000.
Kết quả phân tích số liệu Tổng điều tra 2009 đã chỉ ra rằng tỷ suất giới tính khi sinh ở Việt Nam đã tăng tới mức 110,6 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái vào năm 2009, cao hơn đáng kể so với chuẩn sinh học bình thường dao động trong khoảng 104-106 trẻ em trai cho 100 trẻ em gái.
Khu vực miền Bắc Việt Nam là vùng trọng điểm trên cả nước có số trẻ em trai sinh ra vượt trội so với số trẻ em gái như Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương.
Điển hình là hai tỉnh Bắc Giang và Hưng Yên cận kề với Hà Nội có tỷ suất giới tính trẻ em vượt trên mức 120 bé trai/100 bé gái.
Theo các chuyên gia, tỷ lệ bé trai tăng lên nhiều trong những năm là do có sự can thiệp cố ý làm thay đổi tỷ lệ cân bằng tự nhiên giữa số lượng trẻ em trai và trẻ em gái sinh ra trong xã hội như việc lựa chọn giới tính khi sinh.
Các kết quả trên phản ánh tâm lý ưa thích con trai đang tồn tại trong nhiều gia đình Việt Nam – một hiện tượng đã được xác định qua các nghiên cứu định tính và định lượng.
Hậu quả tiêu cực nhất của tình trạng mất cân bằng tỷ suất giới tính khi sinh lên cơ cấu dân số của Việt Nam trong tương lai sẽ tác động trực tiếp đến giới trẻ.
Hiện tượng mất cân bằng về tỷ số giới tính hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa nam giới so với nữ giới ở độ tuổi kết hôn trong tương lai. Điều này có thể dẫn đến những bất ổn trong xã hội hoặc những thay đổi về cơ cấu gia đình và cấu trúc xã hội.
“Thị trường hôn nhân” vốn dựa trên mối quan hệ cân bằng và ổn định giữa tỷ lệ nam - nữ, nhưng sự gia tăng gần đây trong tỷ suất giới tính khi sinh có thể sẽ làm giảm khả năng tìm kiếm bạn đời của nam giới.
Điều này cũng tạo ra áp lực rất lớn đối với phụ nữ và có thể gây lên tình trạng gia tăng bạo hành giới, buôn bán phụ nữ.
Các chuyên gia về dân số của Qũy dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam dự báo, nếu như tình trạng mất cân bằng tỷ suất giới tính khi sinh tại Việt Nam diễn ra trong một thập kỷ nữa sẽ dẫn đến hậu quả không tránh khỏi là tình trạng dư thừa hàng chục ngàn trẻ em trai được sinh ra, mà kết cục của nó là sự đảo lộn cơ cấu giới tính của dân số trưởng thành sau 20 năm.
Vì vậy, tình trạng nam giới sống độc thân là kết quả khó tránh khỏi của xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay.
Các kiến nghị đưa ra trong hội nghị đều cho rằng mọi nỗ lực nhằm giảm số trẻ em trai dư thừa hiện nay thông qua các can thiệp chủ đích và các chiến dịch tuyên truyền vận động sẽ góp phần làm giảm bớt số nam giới được sinh ra tương lai./.
Như vậy, Việt Nam đang trong tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh, bởi có nhiều bé trai được sinh ra hơn bé gái.
Tỷ số giới tính khi sinh, được tính bằng số trẻ em trai sinh ra trên 100 trẻ em gái. Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng tỷ số này từ giữa những năm 2000.
Kết quả phân tích số liệu Tổng điều tra 2009 đã chỉ ra rằng tỷ suất giới tính khi sinh ở Việt Nam đã tăng tới mức 110,6 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái vào năm 2009, cao hơn đáng kể so với chuẩn sinh học bình thường dao động trong khoảng 104-106 trẻ em trai cho 100 trẻ em gái.
Khu vực miền Bắc Việt Nam là vùng trọng điểm trên cả nước có số trẻ em trai sinh ra vượt trội so với số trẻ em gái như Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương.
Điển hình là hai tỉnh Bắc Giang và Hưng Yên cận kề với Hà Nội có tỷ suất giới tính trẻ em vượt trên mức 120 bé trai/100 bé gái.
Theo các chuyên gia, tỷ lệ bé trai tăng lên nhiều trong những năm là do có sự can thiệp cố ý làm thay đổi tỷ lệ cân bằng tự nhiên giữa số lượng trẻ em trai và trẻ em gái sinh ra trong xã hội như việc lựa chọn giới tính khi sinh.
Các kết quả trên phản ánh tâm lý ưa thích con trai đang tồn tại trong nhiều gia đình Việt Nam – một hiện tượng đã được xác định qua các nghiên cứu định tính và định lượng.
Hậu quả tiêu cực nhất của tình trạng mất cân bằng tỷ suất giới tính khi sinh lên cơ cấu dân số của Việt Nam trong tương lai sẽ tác động trực tiếp đến giới trẻ.
Hiện tượng mất cân bằng về tỷ số giới tính hiện nay sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa nam giới so với nữ giới ở độ tuổi kết hôn trong tương lai. Điều này có thể dẫn đến những bất ổn trong xã hội hoặc những thay đổi về cơ cấu gia đình và cấu trúc xã hội.
“Thị trường hôn nhân” vốn dựa trên mối quan hệ cân bằng và ổn định giữa tỷ lệ nam - nữ, nhưng sự gia tăng gần đây trong tỷ suất giới tính khi sinh có thể sẽ làm giảm khả năng tìm kiếm bạn đời của nam giới.
Điều này cũng tạo ra áp lực rất lớn đối với phụ nữ và có thể gây lên tình trạng gia tăng bạo hành giới, buôn bán phụ nữ.
Các chuyên gia về dân số của Qũy dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam dự báo, nếu như tình trạng mất cân bằng tỷ suất giới tính khi sinh tại Việt Nam diễn ra trong một thập kỷ nữa sẽ dẫn đến hậu quả không tránh khỏi là tình trạng dư thừa hàng chục ngàn trẻ em trai được sinh ra, mà kết cục của nó là sự đảo lộn cơ cấu giới tính của dân số trưởng thành sau 20 năm.
Vì vậy, tình trạng nam giới sống độc thân là kết quả khó tránh khỏi của xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay.
Các kiến nghị đưa ra trong hội nghị đều cho rằng mọi nỗ lực nhằm giảm số trẻ em trai dư thừa hiện nay thông qua các can thiệp chủ đích và các chiến dịch tuyên truyền vận động sẽ góp phần làm giảm bớt số nam giới được sinh ra tương lai./.
Thùy Giang (Vietnam+)